Tin tức
Chán ăn mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh lý nào?
- 06/08/2020 |Hỏi đáp: Mệt mỏi, buồn nôn có đáng lo ngại không?
- 11/08/2020 |Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi trong người
1. Tổng quát về chứng chán ăn, mệt mỏi
Mệt mỏilà trạng thái cơ thể trở nên kiệt sức, uể oải, trong nhiều trường hợp dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.Chán ăncó thể bắt nguồn từ sức khỏe cơ thể không ổn định dẫn đến cảm giác không ngon miệng. Nhìn chung, đây là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Hai triệu chứng trên thông thường tác động qua lại lẫn nhau.
Theo thời gian khi cơ thể tự phục hồi hoặc tác động nghỉ dưỡng, điều chỉnh sức khỏe sẽ khiến các triệu chứngchán ăn mệt mỏitrên biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó, không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Tình trạng chán ănmệt mỏixuất hiện ngày càng phổ biến
2. Nguyên nhân
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, gồm các nhóm cơ bản sau:
Do thói quen sinh hoạt
Sự phát triển của xã hội đã kéo theo nhiều lối sống tiêu cực. Việc ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Trong một số trường hợp, làm việc quá sức, hoạt động thể thao không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,... khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Do bệnh lý cơ thể
Hiện nay, chán ăn mệt mỏi có thể coi là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
Tiểu đường
Biểu hiện cơ bản của bệnh là cơ thể thường xuyên có cảm giác khát nước, đi tiểu nhiều. Việc kiểm soát đường trong cơ thể gặp nhiều khó khăn, từ đó dẫn đến tình trạng mỏi mệt.
Thiếu máu
Bệnh có nhiều loại và nhiều mức độ biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu sẽ gây cản trở nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển chất oxy và dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, gây nên các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi.
Các bệnh về gan mật
Khi gan mật tổn thương khiến việc nạp, hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn gây suy giảm quá trình đào thải các chất có hại cho cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên.
Rối loạn, viêm nhiễm hô hấp
Bên cạnh các bệnh lý phổ biến như: rối loạn tiền đình, gan thận hoạt động quá tải,... chán ăn mệt mỏi còn có thể là nguyên nhân của tình trạng rối loạn hay viêm nhiễm đường hô hấp. Dấu hiệu trên thường đi kèm với tình trạng sốt cao, ho, viêm họng,... Trong nhóm bệnh này, các dấu hiệu chán ăn mệt mỏi thường bị người bệnh chủ quan, bỏ sót. Do đó, khi phát hiện bệnh đã dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó điều trị.
Tinh thần không ổn định
Thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, lo lắng, buồn bã khiến tinh thần trở nên quá tải áp lực chịu đựng, hình thành cảm giác mỏi mệt, dẫn đến ăn uống không ngon. Trong một số trường hợp, căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy,...
Thời gian gần đây, các bệnh về tâm lý đang ngày càng báo động. Bệnh có diễn biến lâu dài, tiến triển chậm, do đó, khi phát hiện bệnh thường khó điều trị. Để đảm bảo ổn định sức khỏe, tránh cảm giác mỏi mệt, biếng ăn và những biến chứng sau đó, chúng ta cần:
Thể dục thể thao lành mạnh để tăng cường sức khỏe.
Ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Giữ tinh thần luôn được thoải mái, chia sẻ cảm xúc khi gặp tình trạng căng thẳng.
Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Áp dụng các kỹ thuật thư giãn để ngủ ngon hơn.
Viêm gan do vi khuẩn tấn công có thể gây mỏi mệt, không ngon miệng
3. Khi nào cần thăm khám và giải pháp cho người bệnh
Các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi có thể tự điều tiết lại thông qua thói quen ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong tình trạng trạng bệnh kéo dài, nên thăm khám bác sĩ để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không tự ý lạm dụng thuốc giảm đau hay các phương pháp không khoa học. Theo các nghiên cứu mới nhất, khoảng 60% bệnh nhân tại Việt Nam có thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Đây là hồi chuông nguy hiểm, đáng báo động. Bởi, tình trạng này có thể gây nên những biến chứng khó kiểm soát, khiến bệnh trở nặng và nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là những giải pháp cho người bệnh:
Thực phẩm nên sử dụng
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Để hạn chế tình trạng chán ăn, mệt mỏi, cần bổ sung một số thực phẩm như:
Vitamin là dưỡng chất quan trọng trong hoạt động cơ thể. Bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết sẽ giảm thiểu sự mệt mỏi, tăng cường khoáng chất và sức đề kháng.
Sắt có vai trò hình thành hồng cầu, cung cấp oxy đi nuôi cơ thể. Do đó, nên bổ sung lượng sắt phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Thiếu nước là nguyên nhân gây hoa mắt,chóng mặt, mỏi mệt,... Vì vậy, cần uống đủ nước theo trọng lượng cơ thể mỗi ngày để có một sức khỏe tốt.
Hàu, thịt bò, lợn gà, hoa quả,... là những thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin B, E,... có tác dụng kích thích vị giác, khiến ăn uống ngon miệng hơn.
Đối với người biếng ăn, nên bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng như: ngũ cốc, trứng, sữa,... để đảm bảo sức lực cho quá trình sinh hoạt và làm việc.
Các loại hạt bổ sung dinh dưỡng cho người biếng ăn
Thực phẩm nên hạn chế ăn
Để tăng cường sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, cần tránh nhóm thực phẩm sau:
Thức uống có cồn: bia, rượu,...
Các loại nước uống có gas, giàu đường hóa học.
Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều axit béo gây tăng cân.
Tránh các thức ăn giàu gia vị chua, cay,...
Phương pháp điều trị
Tùy theo từng tình trạng bệnh mà phương pháp điều trị sẽ không giống nhau. Nhìn chung, một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là: sử dụng thuốc (các loại thuốc Tây, thực phẩm chức năng,...), điều chỉnh tâm lý, bấm huyệt châm cứu,... Đối với các bệnh lý nghiêm trọng khác, có thể can thiệp máy móc hoặc các phương pháp phẫu thuật, tiêm chích,...
Thuốc Tây y hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng chán ăn mệt mỏi
Các triệu chứng chán ăn mệt mỏi có thể là biểu hiện bất thường của cơ thể, sớm tự dứt điểm. Tuy nhiên, nếu kèm theo các triệu chứng ho, đau họng, sốt kéo dài,... nên chú trọng đến các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Trong trường hợp cần được tư vấn, có thể liên hệ với bệnh viện MEDLATEC qua số điện thoại1900 565656để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!