Tin tức
Chăm sóc trẻ biếng ăn sao cho đúng cách và hiệu quả?
- 11/09/2021 |Những nguyên nhân trẻ bỏ ăn mà các bậc phụ huynh nên biết
- 02/11/2021 |Gợi ý cách xây dựng thực đơn giúp trẻ ăn ngon
- 14/05/2022 |Những lưu ý cho trẻ ăn dặm giúp bé ăn ngon, chóng lớn
1. Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ biếng ăn
Trước khi tìm cách chăm sóc trẻ biếng ăn thì chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn có nhiều kiểu khác nhau, nhưng nhìn chung, đều do các nguyên nhân sau.
- Nguyên nhân sinh lý: Bé bước vào một giai đoạn mới, chẳng hạn như mọc răng, tập đi, học nói,… Lúc này, tình trạng biếng ăn có thể xảy ra và kéo dài trong khoảng 1 - 2 tuần, sau đó thì tự hết.
- Nguyên nhân tâm lý: Bé cảm thấymệt mỏi, không hứng thú với việc ăn do thức ăn không hợp khẩu vị, bị bố mẹ ép ăn hoặc đã ăn vặt quá nhiều trước đó. Một số bé còn được chiều chuộng quá mức, đòi hỏi “cái này cái kia” trong suốt buổi ăn mà không tập trung ăn uống.
- Nguyên nhân bệnh lý: Có rất nhiều bệnh lý khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống, dẫn đến biếng ăn, chán ăn. Những bệnh lý có thể kể đến như đau răng,nhiệt miệng,viêm họng,viêm amidan,viêm phổi,đau bụng,tiêu chảy,…
Trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, tâm lý hoặc bệnh lý
Triệu chứng trẻ biếng ăn
Bố mẹ cần nhận biết các triệu chứng để có cách chăm sóc trẻ biếng ăn kịp thời, phù hợp và hiệu quả.
- Trẻ ăn ít hơn các bữa ăn thường ngày hoặc ít hơn so với nhu cầu ăn ở độ tuổi của bé.
- Trẻ chỉ ăn những món ăn quen thuộc, hoàn toàn không có hứng thú với những món mới.
- Thời gian ăn lâu, trên 30 phút hay thậm chí là 1 giờ. Quá trình ăn, bé chỉ ngậm và rất lười nhai, lười nuốt.
- Đến bữa ăn, trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí là tìm cách né tránh để không phải ăn.
- Trẻ bị nôn ói ngay cả khi chỉ mới vừa nhìn thấy và ngửi mùi thức ăn.
- Chỉ số cân nặng và chiều cao dưới ngưỡng tiêu chuẩn của WHO.
- Trẻ yếu ớt, xanh xao, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng do cơ thể thiếu chất, hệ miễn dịch suy giảm.
2. Cách chăm sóc trẻ biếng ăn hiệu quả
Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy cho trẻ, thậm chí là ảnh hưởng đến tương lại sau này. Do đó, bố mẹ cần áp dụng các cách chăm sóc trẻ biếng ăn sau để cải thiện tình hình.
Cho bé vận động mỗi ngày
Đối với trẻ lớn thì bố mẹ cần cho bé ra ngoài vận động để tiêu hao năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch. Còn đối với trẻ nhỏ thì bố mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé để kích thíchhệ tiêu hóavà tạo cảm giác thư giãn. Bằng những cách này, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, ăn ngon hơn.
Vận động là cách để bé tiêu hao năng lượng và cảm thấy mau đói
Lên thời gian biểu cho bữa ăn
Đây là việc quan trọng và cần thiết, không chỉ giúp cải thiện tình trạng biếng ăn mà còn xây dựng được thói quen sinh hoạt đúng giờ cho trẻ. Bố mẹ cần cho bé ăn đúng giờ. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 4 - 5 tiếng, đảm bảo bé đã đói và sẵn sàng ăn. Các bữa ăn quá gần hay quá xa nhau đều khiến bé cảm thấy chán ăn.
Trình bày món ăn đẹp mắt
Trẻ em rất dễ bị thu hút bởi những hình ảnh đáng yêu, màu sắc bắt mắt. Do đó, khi chăm sóc trẻ biếng ăn, mẹ hãy cố gắng trang trí và trình bày món ăn sao cho thật ấn tượng. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thích thú hơn với bữa ăn và hào hứng ngồi vào bàn ăn.
Kiên nhẫn với món mới
Đối với món ăn mới, bé biếng ăn sẽ ít khi hứng thú, hào hứng. Lúc này, bố mẹ hãy thật kiên nhẫn và mời con nhiều lần. Đặc biệt, cùng ăn với con để kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Khi thấy bố mẹ ăn ngon miệng thì bé cũng sẽ bắt chước theo và làm quen được với món mới này.
Khi chăm sóc trẻ biếng ăn, bố mẹ hãy thật kiên nhẫn khi mời món mới
Không cho ăn vặt trước giờ ăn
Trước khi ăn 10 phút thì bố mẹ sẽ thông báo cho bé để bé chuẩn bị tâm lý và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Ngoài ra, không cho bé uống nhiều nước hay ăn vặt quá sát giờ ăn, nhất là các món ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, khoai tây chiên, xúc xích,… Những món này gây cảm giác đầy bụng, no lâu nên bé sẽ không thể ăn cơm được nữa.
Không la mắng, ép buộc con
Chăm sóc trẻ biếng ăn sai cách sẽ khiến tình trạng thêm nghiêm trọng. Một số bố mẹ vì áp lực, lo lắng nên la mắng và ép buộc trẻ ăn nhiều. Điều này khiến trẻ có tâm lý sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Đó là lý do bố mẹ cần cho con ăn khi con thật sự đói và sẵn sàng. Trong bữa ăn, con được phép chọn món ăn yêu thích và ăn đúng với nhu cầu.
Tránh xa thói quen xấu
Hiện nay, rất nhiều bố mẹ cho con xem điện thoại, ti vi trong khi ăn. Một số khác thì bồng bế, đẩy rong ra ngoài đến khi ăn xong mới về nhà. Đây là những thói quen cực kỳ tai hại, lâu dài dễ dẫn đến biếng ăn tâm lý, nếu không được ra ngoài hay không được xem ti vi thì bé không thể ăn. Do đó, bố mẹ cần tuyệt đối không để bé tránh xa các thói quen xấu này.
Cần tránh xa thói quen vừa cho bé ăn vừa xem tivi, điện thoại,...
Nếu đã áp dụng những cách chăm sóc trẻ biếng ăn như trên mà tình hình không cải thiện thì bố mẹ cần cho bé đi khám. Bởi biếng ăn kéo dài có thể khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, còn làm suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển trí não, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và thần kinh.
Để an tâm chọn đúng địa chỉ tin cậy kiểm tra sức khỏe cho con, cha mẹ có thể đưa con đến Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ tại đây sẽ thăm khám và có những chỉ định để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Để được tư vấn thêm về dịch vụ, đừng quên gọi đến hotline1900 56 56 56củaMEDLATEC.Nhân viên bệnh viện sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ quý khách đặt lịch khám trước nhanh chóng, tiện lợi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!