Tin tức
Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cha mẹ cần lưu ý gì?
- 29/08/2023 |Viêm họng ở trẻ em: triệu chứng và hướng xử trí
- 29/09/2023 |Mách mẹ cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh
- 01/11/2023 |Thuốc viêm họng cho bé từ nguyên liệu thiên nhiên
1. Triệu chứng và nguyên nhân gây viêm mũi họng ở trẻ
- Khi bị viêm mũi họng, trẻ thường có những biểu hiện như sau:
Trẻ bị bệnh thường xuyên hắt hơi
- Thường xuyên hắt hơi;
- Vùng họng bị sưng đỏ và gây đau;
- Sổ mũi: Ban đầu nước mũi thường loãng và không có mùi. Sau đó, nước mũi sẽ đặc hơn, chuyển thành màu xanh và có mùi tanh;
- Ho khan và ho có đờm;
- Đau mỏi toàn thân;
- Sốt;
- Chán ăn;
- Đi ngoài;
- Nguyên nhân gây bệnh: Nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạngviêm họngmũi ở trẻ, có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau:
+ Do môi trường sống: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém nên dễ mắc bệnh, nhất là khi có tác động từ môi trường sống, chẳng hạn như:
Môi trường nhiều khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ
- Thời tiết thất thường, nhiệt độ thấp đột ngột, sáng nắng, chiều mưa,...
- Trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, khói thuốc lá, không gian sống của trẻ bị ẩm mốc;
- Nhà trẻ và trường học cũng là môi trường rất dễ bị lây nhiễm bệnh.
- Trẻ đang tập ăn dặm, cai sữa cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn những trẻ khác.
- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với các loại vật nuôi, lông chó, mèo,...
- Dovi khuẩn, virus, nấm,... trong đó phổ biến nhất là virus Rhinovirus, liên cầu, tụ cầu,...
2. Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng
- Nếu thấy trẻ có những biểu hiện viêm mũi họng nghiêm trọng dưới đây, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:
- Sốt cao liên tục.
- Chườm ấm, dùng thuốc hạ sốt nhưng không mang lại hiệu quả.
- Nôn ói.
- Đi ngoài liên tục.
- Ho nhiều,khó thở.
- Với những trường hợp ít nghiêm trọng, mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng các phương pháp như sau:
+ Vệ sinh mũi họng cho trẻ:
- Nếu trẻ có biểu hiện chảy nước mũi nhẹ và dịch mũi lỏng, mẹ hãy rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nên rửa khoảng 4 đến 5 lần mỗi ngày.
- Dùng khăn mềm để vệ sinh mũi, lau dịch mũi cho trẻ. Không nên dùng giấy hay những loại khăn cứng để lau mũi để tránh làm trẻ bị đau rát. Khăn lau mũi cho trẻ cần được giặt sạch sau mỗi lần dùng.
- Trường hợp dịch mũi bị đặc, việc vệ sinh mũi sẽ khó khăn hơn. Mẹ hãy nhỏ khoảng 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm mềm và loãng rỉ mũi. Khi đó, việc lấy gỉ mũi cho trẻ sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.
- Trẻ sơ sinh không thể tự xì mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để vệ sinh mũi cho trẻ. Tuy nhiên, cần dùng đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Lưu ý, không hút mũi cho trẻ bằng miệng để tránh tình trạng khuẩn bệnh từ miệng của người lớn lây sang trẻ và dẫn đến bội nhiễm.
- Lưu ý, khi dịch mũi đã xuất hiện tình trạng chảy mủ, kèm theo hiện tượng sốt cao, đau nhức vùng tai, nghe kém, rất có thể trẻ đã bị biến chứng viêm tai, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm.
Mẹ cần sử dụng các biện pháp hạ sốt cho trẻ
+ Hạ sốt cho trẻ: Nếu trẻ bị sốt, mẹ nên thực hiện các phương pháp giúp trẻ hạ sốt như uống thuốc hạ sốt và lau mát cơ thể.
- Mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thuốc sai cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
- Phương pháp lau mát như sau: Dùng một chiếc khăn mềm và sạch, chuẩn bị một chậu nước ấm với nhiệt độ từ 37 đến 40 độ C. Dùng khăn nhúng vào nước, sau đó vắt ráo và thực hiện lau khăn ấm khắp cơ thể cho trẻ. Lau nhiều ở vùng nách và bẹn của trẻ trẻhạ sốt nhanhhơn.
- Cho trẻ uống nước nhiều hơn để dự phòng tình trạng mất nước điện giải do sốt.
- Khi bị bệnh, trẻ thường rất mệt và ngủ nhiều. Cha mẹ cần lưu ý, cho trẻ ngủ ở nơi thoáng mát, tránh dùng quạt cho trẻ và không nên để trẻ ở nơi có gió mạnh.
- Lưu ý, trẻ cũng có nguy cơ sốt cao về chiều và đêm, vì thế, mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ.
Cho trẻ ăn những thực phẩm dạng lỏng
+ Chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ bị viêm mũi họng cần được bổ sung dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục, cụ thể, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
- Cho trẻ ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ ăn, dễ tiêu và vẫn đảm bảo dinh dưỡng, chẳng hạn như cháo, canh súp,...
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều một lúc, cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày và cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ.
- Trẻ có thể bị đau rát họng, do đó, mẹ có thể cho trẻ ăn dịch quất hấpmật ongđể làm dịu cơn đau họng.
- Nếu trẻ cần phải uống thuốc, nên cho trẻ uống thuốc sau khi ăn, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đúng cách, tránh để tình trạng trẻ bị nôn thuốc ra ngoài.
- Không nên ép trẻ ăn.
- Nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước.
3. Cách phòng ngừa viêm mũi họng ở trẻ
Viêm mũi họng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan với căn bệnh này và hãy phòng ngừa cho trẻ bằng những cách như sau:
- Luôn đảm bảo giữ ấm cho trẻ, nhất là khi thời tiết giao mùa, gió lạnh. Mẹ cần đặc biệt lưu ý giữ ấm cho trẻ ở những vùng như cổ, ngực hay gan bàn chân,...
- Thường xuyên vệ sinh họng, miệng cho trẻ.
- Với những trẻ lớn hơn thì mẹ cần nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống cho trẻ, đảm bảo môi trường sống trong lành, sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi khói bụi, khói thuốc lá hay hóa chất độc hại,...
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc đến những nơi đông người khi đang xảy ra dịch bệnh.
- Nhắc nhở trẻ không dùng tay ngoáy mũi hoặc ngậm tay trong miệng để tránh nhiễm khuẩn.
Trên đây là một số cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịchkhám sức khỏecho trẻ, mời các bậc phụ huynh liên hệ vớiHệ thống Y tế MEDLATECqua hotline1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!