Tin tức
Cha mẹ đừng chủ quan khi thấy trẻ bị viêm họng nhưng không ho
- 22/10/2021 |Trẻ ho về đêm và cách chăm sóc, điều trị hiệu quả
- 27/04/2022 |Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ho về ban đêm và cách xử trí
- 03/05/2022 |Trẻ ho kéo dài: nguyên nhân và hướng khắc phục
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Do sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bịviêm họng. Khi bị viêm họng trẻ sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như ho khan, ho có đờm, mệt mỏi, sốt, cổ họng rát,... Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho, khi đó có thể là do những nguyên nhân dưới đây gây nên:
1.1. Thói quen hay thở bằng miệng
Đối với những trẻ lớn, nếu trẻ hay thở bằng miệng nhất là khi ngủ có thể khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Vì vậy buổi sáng sau khi thức dậy thường là thời điểm trẻ hay đau họng nhất.
Thói quen thở bằng miệng khi ngủ có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Một số biểu hiện khác hay gặp ở những trẻ có thói quen này đó là: khô họng, khô miệng, hôi miệng, khản tiếng, thức dậy thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Nguyên nhân trẻ có thói quen thở bằng miệng có thể là do trẻ bị tắc mũi,viêm amidan, hội chứng ngưng thở khi ngủ gây khó khăn cho việc hít thở bằng mũi nên trẻ phải mở miệng để thở.
1.2. Viêm amidan
Viêm amidan cũng nằm trong số các lý do khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của các bé lúc này còn yếu, không đủ sức chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh.
Bên cạnh triệu chứng viêm họng nhưng không ho, trẻ còn có các dấu hiệu như đau họng, sốt, khản tiếng, nôn, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó nuốt, cổ họng mảng trắng vàng, phát ban, bỏ ăn, sưng hạch cổ và quai hàm.
1.3. Hội chứng nhỏ giọt mũi sau
Đây là hiện tượng chất nhầy dư thừa chảy xuống sau cổ họng, khiến họng trở nên khô gây đau và viêm khu vực này. Tình trạng này thường bắt nguồn từ các yếu tố như thay đổi thời tiết, dị ứng hay lệch vách ngăn mũi,...
Khi trẻ mắc hội chứng này, bên cạnh nguy cơ viêm họng không ho thì còn bị hôi miệng, khó chịu ở cổ họng, buồn nôn khi mỗi lần dịch nhầy chảy xuống dạ dày,...
1.4. Bệnh bạch cầu đơn nhân
Bệnh lý này hình thành là do virus xâm nhập và tấn công cơ thể dẫn đến triệu chứng điển hình là trẻ bị viêm họng nhưng không ho, ngoài ra là những biểu hiện tương tự cảm lạnh, bệnh cúm kèm theo viêm amidan và tuyến cổ, sốt, sưng nách, chán ăn và ra nhiều mồ hôi về đêm.
Bệnh bạch cầu đơn nhân thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và gây ra triệu chứng viêm họng
1.5. Trào ngược dạ dày thực quản
Khi chức năng của cơ thắt thực quản bị suy yếu sẽ khiến lượng thức ăn và dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này làm trẻ dễ bị viêm họng nếu xảy ra thường xuyên và không được điều trị.
Không chỉ khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho, trào ngược dạ dày còn gây nên những triệu chứng khác bao gồm nôn ói, ợ nóng, khó nuốt, bỏ bữa, chán ăn,...
1.6.Áp xequanh amidan
Nếu viêm amidan không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể tạo điều kiện cho các ổ áp xe phát triển ở amidan. Khi đó trẻ sẽ bị viêm họng nặng hơn, khi quan sát sẽ phát hiện túi mủ hình thành xung quanh amidan. Nếu nó vỡ có thể làm nhiễm trùng amidan rất nguy hiểm.
Để nhận biết trẻ đang gặp phải tình trạng này, cha mẹ cần chú ý đến các biểu hiện sau ở trẻ:
Đau họng, đau thiên về một bên;
Hàm và cổ họng bị sưng lên đau đớn;
Khó nuốt, chán ăn, bỏ ăn khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng;
Đau tai, có thể bị nhiễm trùng ở 1 hoặc cả 2 bên amidan;
Hôi miệng, khàn giọng, nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Với những nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng viêm họng nhưng không ho ở trẻ nêu trên, các bậc phụ huynh nên lưu ý và hết sức cảnh giác. Nên đưa trẻ đi khám để sớm được điều trị tránh trường hợp bệnh diễn tiến nặng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
2. Phương án điều trị cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng và tình trạng bệnh của trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:
2.1. Chăm sóc trẻ tại nhà
Nếu trẻ bị viêm họng nhưng không phải do nguyên nhân nhiễm trùng thì cha mẹ có thể chủ động điều trị và chăm sóc bé tại nhà với các biện pháp như:
Bổ sung đủ nước cho trẻ để duy trì độ ẩm cho cổ họng bé;
Trẻ được nghỉ ngơi hợp lý để tránh suy kiệt cơ thể. Nơi trẻ ngủ nghỉ, sinh hoạt cần được dọn dẹp sạch sẽ và thoáng khí;
Tập cho trẻ cách súc miệng với nước muối ấm pha loãng. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch họng và cải thiện tình trạng viêm họng nhanh chóng;
Tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi,...;
Ở những trẻ trên 1 tuổi có thể cho trẻ dung mật ong ngậm trong cổ họng để giảm triệu chứng viêm. Tuy nhiên tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc rất nguy hiểm;
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn cho trẻ trong trường hợp cần thiết nhưng cần tuân thủ theo tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
Các bậc phụ huynh hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng và súc họng sạch sẽ mỗi ngày để phòng ngừa viêm họng
2.2. Dùng thuốcchữa viêm họngcho trẻ
Các loại thuốc chữa viêm họng có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng. Thông qua thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ dùng những loại thuốc như:
Thuốc kháng sinh: có tác dụng khắc phục tình trạng nhiễm trùng khi trẻ bị viêm amidan;
Thuốc chống dị ứng: dùng theo dạng uống, xịt hoặc tiêm cho trẻ, thích hợp áp dụng đối với những trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho do dị ứng;
Thuốc kháng axit: giúp cải thiện nhanh chóng các biểu hiện viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản;
Thuốc steroid: hỗ trợ giảm sưng, giảm đau họng.
Phụ huynh không được tự ý mua thuốc về sử dụng cho trẻ khi chưa có sự thăm khám và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu trẻ bị áp xe quanh amidan thì có thể sẽ phải điều trị tại viện để được theo dõi y khoa. Thuốc kháng sinh là biện pháp thường được chỉ định trong trường hợp này. Đối với những ca nghiêm trọng hơn có thể cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ áp xe.
Trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa
Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Nếu con em của bạn đang gặp phải trường hợp này kèm theo đó là các biểu hiện nghi ngờ một số nguyên nhân nêu trên, bạn nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị cho trẻ. Tránh trường hợp trẻ không được điều trị đúng cách dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám đáng tin cậy của hàng nghìn khách hàng nhờ dịch vụ y tế chất lượng. MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ các y bác sĩ giàu kinh nghiệm với nhiều chuyên khoa khác nhau, từ Chuyên khoa Hô hấp, Tai - Mũi - Họng đến Chuyên khoa Nhi,... kết hợp cùng hệ thống máy móc hiện đại do Bệnh viện trang bị sẽ giúp đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, nhờ đó các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn an tâm khi cho trẻ thăm khám tại viện.
Để được tư vấn chi tiết hơn về cách đặt lịch và các gói dịch vụ khám tại MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline1900 56 56 56.Tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!