Tin tức
Cha mẹ có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh hay không?
- 13/11/2023 |Mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh giúp con khỏe mẹ nhàn
- 13/12/2023 |Cảnh báo biến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
- 04/01/2024 |Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh điều trị ra sao?
1. Tóc máu là gì?
Tóc máu chính là lớp tóc đầu tiên củatrẻ sơ sinhđược hình thành từ khi còn trong bụng mẹ, khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ. Phần tóc này sẽ tiếp tục dài ra cho đến khi trẻ chào đời. Chức năng chính của tóc máu là bảo vệ và giữ ấm phần thóp của trẻ sơ sinh.
Tóc máu giúp bảo vệ phần thóp cho trẻ sơ sinh
2. Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh có nên hay không?
Rất nhiều mẹ băn khoăn về việc nên hay không nêncắt tóc máu cho con. Thực tế trong dân gian vẫn lưu truyền rất nhiều câu chuyện về việc cắt tóc máu của trẻ.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào minh chứng về tác dụng hay thời điểm cắt tóc máu. Màu sắc hay độ dày của tóc chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố gen di truyền.
Việc không cắt tóc máu không hề ảnh hưởng đến sức khỏe hay độ dày của tóc. Trước 1 tuổi, thóp của trẻ chưa liền, tóc máu cần để bảo vệ cho thóp. Nếu tóc máu không ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ, không gây khó chịu cho trẻ thì không cần thiết phải cắt.
Chưa kể đến, quá trình cắt tóc máu nếu không thận trọng có thể gây tổn thương cho da hoặc vùng đầu của trẻ.
Cũng như tóc bình thường ở người trưởng thành, tóc máu của trẻ vẫn trải qua quá trình rụng tự nhiên. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh thì hãy lưu ý rằng, sẽ đến giai đoạn tóc máu rụng theo chu kỳ tự nhiên đó.
Khi lớp tóc máu rụng đi, lớp tóc mới sẽ được mọc lên để thay thế. Thông thường, khi trẻ được 3 tháng tuổi, vùng tóc sau đầu sẽ tự rụng, nhiều người vẫn nhầm lẫn đây là rụng tóc vành khăn dothiếu canxi. Thực chất, đây chính là thời điểm rụng tóc sinh lý ở trẻ nên không đáng lo ngại.
3. Sau khi cắt có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh?
3.1. Về quyết định có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh
Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh vẫn là quan niệm truyền thống lưu truyền ở nhiều nơi. Quan niệm này xuất phát từ suy nghĩ phải cắt hết tóc máu của trẻ thì tóc mới lên mới dày và đen. Theo thời gian, quan niệm đó ăn sâu vào tiềm thức và các bậc cha mẹ cứ vậy làm theo.
Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh hay không hoàn toàn tùy thuộc vào mong muốn của cha mẹ
Như đã nói ở trên, việc cắt tóc máu không có mối liên hệ nào với sự thay đổi việc móc tóc của trẻ trong tương lai. Bản chất tóc được mọc ra từ những các nang tóc bên dưới da đầu. Cắt tóc chỉ chạm tới phần ngọn tóc bên trên chứ không tác động đến phần nang tóc bên dưới.
Một tình trạng mà các bậc cha mẹ vẫn hay thấy, đó là, tóc của trẻ sơ sinh thường rụng rất nhiều. Không ít người lầm tưởng đó là do chất tóc của trẻ. Bên cạnh đó, dân gian cũng có truyền tai rằng, sau khi cắt tóc máu lần đầu, nếu giữ lại một ít tóc cho con và cất đi thì sau này con sẽ gặp nhiều may mắn. Những quan niệm này gây hoang mang cho nhiều bậc cha mẹ, khiến họ không biết nên làm sao mới đúng.
Tất cả quan niệm trên đây đều chỉ có tính chất truyền miệng, không có minh chứng khoa học rõ ràng. Vì vậy, việc có nên cắt tóc máu không và sau cắt,có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinhhay không, hoàn toàn là quyết định mang tính cá nhân dựa trên nhu cầu của chính cha mẹ.
Nếu cha mẹ muốn cắt tóc máu và giữ lại tóc máu của con làm kỉ niệm thì cha mẹ vẫn tiến hành việc này bình thường mà không cần phải băn khoăn hay lo ngại bất cứ điều gì cả.
3.2. Lưu ý khi cắt tóc máu cho bé
Có thể nói, việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh hầu như không cần thiết. Trong trường hợp cha mẹ muốn cắt tóc cho con vì tóc quá dài, tóc làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của con,... thì có thể cắt tóc cho bé.
Tuy nhiên, khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề như:
- Trước khi cắt tóc:
+ Chuẩn bị cho con bộ quần áo sạch sẽ để con thay sau khi tắm.
+ Tạo các hoạt động giúp bé có được tâm lý thoải mái, thích thú với việc cắt tóc.
+ Chuẩn bị cho con món đồ chơi yêu thích để con chơi trong khi cắt tóc. Điều này sẽ giúp con tập trung, tránh cựa quậy trong lúc cắt, nhờ đó mà người cắt tóc sẽ dễ dàng thao tác, thời gian cắt tóc cũng nhanh hơn.
Cha mẹ chỉ nên cắt tóc máu khi con hợp tác và khỏe mạnh
- Một số lưu ý khác:
+ Không cắt tóc trong lúc trẻ đang ngủ vì nếu bỗng nhiên trẻ thức giấc mà người cắt tóc không để ý sẽ vô tình gây tổn thương tới phần đầu của trẻ.
+ Sau khi cắt tóc máu xong cần tắm cho trẻ thật sạch sẽ để tránh tình trạng tóc bám vào da gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
+ Không nên cắt tóc máu cho con nếu trẻ chưa được 6 tháng tuổi vì lúc này thóp của trẻ vẫn rất mềm, vẫn cần có sự bảo vệ của tóc máu.
+ Không cắt tóc trong khi trẻ đang ốm, đang khó chịu và không muốn cắt tóc.
+ Nên cố gắng cắt tóc cho con trong khoảng thời gian ngắn để bé không cảm thấy khó chịu, không hợp tác nên ngọ nguậy dễ dẫn đến tình huống cha mẹ vô tình chạm dụng cụ cắt vào tóc gây tổn thương da đầu của trẻ.
+ Trong trường hợp trẻ không hợp tác với việc cắt tóc, cha mẹ nên dừng lại để chờ thời điểm khác hoặc cần thêm người hỗ trợ chơi, trò chuyện cùng bé để quá trình cắt tóc diễn ra thuận lợi.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, cha mẹ đã giải tỏa được cho mình băn khoăn về việccó nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinhkhông. Nếu vẫn muốn cắt tóc máu cho con mà không thể tự mình làm việc này thì cha mẹ có thể đưa trẻ đến cửa hàng cắt tóc để được hỗ trợ tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!