Tin tức
Cây thuốc dấu: dược liệu chữa nhiều bệnh
1. Đặc điểm nhận biết cây thuốc dấu
Thuốc dấu(Euphorbia tithymaloides) là loài cây mọc thẳng đứng, chiều cao có thể tới 1m, cành cây thường vặn vẹo hoặc quấn lấy nhau, ít khi mọc thẳng. Bên trong thân cây có lớp mủ màu trắng như sữa.
Hoa thuốc dấu màu đỏ, mọc ra từ ngọn, nở vào khoảng tháng 4 - 5 hoặc tháng 8 - 9. Đặc điểm của loài hoa này là mọc đối xứng, xen kẽ tạo thành một cành màu đỏ rực. Lá cây thuốc dấu mọc 2 dãy so le, hình trứng.
Hoa cây thuốc dấu màu đỏ mọc xen kẽ đẹp mắt
Tùy vào đặc điểm trên thân cây như: lá hẹp hay rộng, bề mặt lá có lông hay không,... mà thuốc dấu sẽ có sự phân loại khác nhau. Loài cây này sinh trưởng tốt trong điều kiện đất cát, giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước cao. Vùng đất giàu khoáng chất như kẽm, đồng, mangan,... rất thuận lợi cho cây thuốc dấu phát triển.
Khởi nguồn củacây thuốc dấuở vùng cận nhiệt và nhiệt đới, thường gặp nhất là ở Trung và Bắc Mỹ. Ở nước ta, dược liệu này đang được nhiều vùng trồng làm cảnh hoặc làm thuốc. Khí hậu Việt Nam tương đối phù hợp cho quá trình sinh trưởng của cây thuốc dấu.
2. Khai thác, sơ chế và công dụng của dược liệu cây thuốc dấu
2.1. Khai thác và sơ chế
Có thể dùng mọi bộ phận củacây thuốc dấuđể khai thác làm dược liệu. Thảo dược này thường được dùng dạng tươi để đắp ngoài da hoặc dạng khô sau phơi, sấy để sắc nước uống.
Trường hợp sơ chế dược liệu cây thuốc dấu dạng khô cần bảo quản kín ở nơi khô ráo để tránh tình trạng ẩm mốc làm biến chất thành phần có trong dược liệu, khi sử dụng sẽ không tốt cho sức khỏe.
2.2. Cách dùng
Cách sử dụng dược liệu thuốc dấu có sự khác nhau dựa trên mục đích điều trị:
- Dùng để đắp ngoài: lấy lá tươi rửa sạch rồi giã nát để đắp hoặc lấy nhựa cây đắp bó, bôi lên vùng bị tổn thương.
- Dùng trong: liều lượng thường dùng cho mỗi lần khoảng 4 - 6g thuốc dấu đã được sấy hoặc phơi khô sau đó đem sắc cùng nước để chắt lấy nước cốt uống.
Thai phụ và người có cơ địa hư hàn được khuyến cáo không nên dùng thuốc dấu để chữa bệnh.
Cụ thể, đối với mỗi mục đích chữa bệnh, dược liệu cây thuốc dấu sẽ có cách dùng khác nhau, như sau:
- Chữavết thươngcó mủ: đem giã nát lá cây thuốc dấu tươi đã được rửa sạch rồi đắp trực tiếp lên vết thương cho phần mủ bị hút ra ngoài.
- Chữamụn nhọt: giã nát lá thuốc dấu tươi đã được rửa sạch rồi đắp lên nốt mụn nhọt để tiêu sưng và khiến cho phần mủ bị đẩy ra ngoài.
- Chữa rắn cắn: giã lá cây thuốc dấu tươi đã được rửa sạch cùng với một chút muối rồi đắp lên vết thương do rắn cắn.
2.3. Công dụng
Thành phần của cây thuốc dấu có chứa độc tố euphorbol và các diterpene ester có thể gâyung thư. Ngoài ra, phần thân và lá cây còn có oxime, octacosanol, cycloartenon và beta-sitosterol cũng là độc tính có dược tính.
Y học cổ truyền quan niệm dược liệu cây thuốc dấu vị hơi chát và chua, tính hàn, có độc. Thông thường, dược liệu có công dụng chỉ huyết sinh cơ, thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng. Rễ của cây thuốc dấu có thể gây nôn. Do dược liệu có độc tính nên việc sử dụng cần hết sức thận trọng, có chỉ định từ thầy thuốc có chuyên môn và dùng đúng hàm lượng, đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
Có thể dùng cây thuốc dấu để chữa mụn nhọt
Do có khả năng tán ứ, giải độc thanh nhiệt và chỉ huyết sinh cơ nên dược liệu cây thuốc dấu đã được sử dụng để làm chữa các tình trạng chấn thương: chảy máu nhiều, té ngã, lở loét, mụn nhọt, ngoại thương, ngứa, nốt cắn của côn trùng.
Cây thuốc dấu cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm da có mủ vàviêm kết mạc. Sử dụng lá cây thuốc dấu tươi được dùng để đắp hoặc nghiền nhuyễn lấy nước bôi lên vùng bị tổn thương. Trường hợp dùng dược liệu dạng khô có thể hãm như hãm trà lấy nước uống.
Có nơi dùng cây thuốc dấu để trị chứng bứt rứt, sổ mũi, vết rắn cắn. Các bài thuốc dân gian Ấn Độ dùng nhựa mủ của cây thuốc dấu đắp lênmụn cóc. Tại Malaysia, phần nhựa cây được lấy đắp lên da để trị rết hay bọ cạp cắn, chữa bệnhbạch biến.
3. Lưu ý khi sử dụng dược liệu cây thuốc dấu
Để đạt được hiệu quả chữa bệnh từ việc dùng cây thuốc dấu, người bệnh cần phân biệt để không nhầm lẫn 2 loài cây khác nhau: thuốc dấu và thuốc giấu. Mỗi dược liệu có đặc tính, đặc điểm hình thái và công dụng chữa bệnh không giống nhau.
Cây thuốc dấu gồm nhiều loại, nguồn gốc từ Bắc và Trung Mỹ, thường được trồng làm cảnh hoặc làm thuốc ở nước ta. Còn cây thuốc giấu tên gọi khác là sâm Ngọc Linh, cái tên “giấu” là do người dân đặt ra để ám chỉ sự quý hiếm của một loại dược liệu, “giấu” trong trường hợp này mang ý nghĩa cất kỹ và giấu diếm.
Ở nước ta, cây thuốc giấu mọc nhiều ở Kon Tum, vị ngọt đắng, thường dùng để cải thiện trí nhớ, chốngmệt mỏi, tăng sinh lực, kích thích thần kinh,... Dược liệu này có thể dùng dạng bột hoặc sắc lấy nước uống.
Chọn mua đúng dược liệu cây thuốc dấu để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh
Khi sử dụng, nếu nhầm lẫn giữa thuốc “dấu” với thuốc “giấu” vừa không đạt được mục đích chữa bệnh vừa có nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí có trường hợp bị ngộ độc nguy hiểm đến sự sống.
Muốn không bị nhầm lẫn dẫn đến sử dụng sai hai loại thảo dược này, người bệnh nên tìm đến địa chỉ uy tín để mua được đúng dược liệu chất lượng. Ngoài ra, trước khi dùngcây thuốc dấuchữa bệnh, người bệnh cũng nên khám thầy thuốc Đông y có chuyên môn để được kê đơn phù hợp, hiệu quả.
Để đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa củaHệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tổng đài1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!