Tin tức

Cây quao - vị thuốc tự nhiên không phải ai cũng biết

Ngày 30/01/2024
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cây quao có thể dùng để chữa nhiều bệnh lý về gan, kinh nguyệt không đều, ho, sỏi thận,... Vậy làm cách nào để sử dụng dược liệu này một cách an toàn và phát huy hiệu quả tốt nhất? Thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được băn khoăn đó.

1. Đặc điểm sinh học cây quao

Cây quao(Dolichandron spathaceall.K.Schum), thường được gọi với tên khác là khé cây, quao nước,... Đây là loài cây thân gỗ có thể cao đến 15m. Phần vỏ cây có màu nâu xám và các nốt sần. Tán cây tương đối lớn vì được chia thành các nhánh nhỏ mọc ra từ gốc cây.

Cây quao trong thời kỳ ra quả

Cây quao trong thời kỳ ra quả

Lá cây quao dài 25 - 50cm, thường không có lông nhưng lại có cặp lá chét. Trung bình mỗi lá rộng 3 - 6cm, dài 6 - 14cm, hình bầu dục, thuôn nhọn ở đầu. Mặt lá nổi gân rất rõ, cuống phụ có chiều dài 5 - 15mm.

Hoa cây quao mọc thành cụm 4 - 8 hoa, thuộc dạng hoa to, màu trắng, chủ yếu mọc từ đầu cành. Quả thuộc dạng nang dài, chứa nhiều hạt bên trong.

2. Công dụng, liều lượng và cách dùng cây quao dược liệu

2.1. Công dụng

Cây quaolà dược liệu có nhiều công dụng:

- Ngăn ngừa cơn co thắt khi ho, giảm ho, kháng khuẩn.

- Cải thiện chức năng phổi.

- Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.

- Giải độc và thanh nhiệt gan, hỗ trợ điều trị một số bệnhxơ gan, viêm gan.

- Giảm ứ huyết và điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới.

- Hỗ trợ điều trị ngộ độc.

2.2. Liều lượng và cách dùng

Tùy vào bài thuốc chữa bệnh từ cây quao mà liều lượng dược liệu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Tất cả bộ phận của dược liệu này đều có thể dùng để chữa bệnh, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với dược liệu khác.

Dược liệu cây quao thường được thu hái quanh năm rồi sấy hoặc phơi khô, dùng dạng tươi tùy vào từng trường hợp cụ thể. Để lưu trữ dùng dần cần cất dược liệu trong bao bì kín rồi để ở nơi khô thoáng, không bị côn trùng hay vi khuẩn xâm hại.

Cây quao được thu hái quanh năm, phơi khô làm dược liệu

Cây quao được thu hái quanh năm, phơi khô làm dược liệu

3. Bài thuốc chữa bệnh từ cây quao

3.1. Bài thuốc chữa bệnh xơ gan

Để dùngcây quao chữa bệnh xơ ganbạn có thể chọn một trong các bài thuốc:

- Bài thuốc thứ nhất

+ Dược liệu: 50g mỗi vị: lá cối xay, cây quao, rễ cỏ xước, lá trâm bầu, vỏ cây cách; 20g mỗi vị: quả dứa gai, thân ráy gia.

+ Cách làm: rửa sạch toàn bộ dược liệu, để ráo rồi thái thành đoạn nhỏ. Đem sắc cùng lượng nước vừa đủ cho đến khi chỉ còn 1/2 lượng nước thì chắt phần nước để uống hàng ngày, duy trì 1 - 2 tháng.

- Bài thuốc thứ hai

+ Dược liệu: 10g mỗi vị: rễ bình bát, rễ muồng trâu; 5g vỏ cây chân chim; 20g quả hoặc lá cây dành dành; 50gr vỏ cây quao.

+ Cách làm: tất cả dược liệu đem phơi khô rồi cho vào nồi nấu cùng 500ml đến khi còn 100ml thì chắt chia làm 2 lần uống/ngày.

- Bài thuốc thứ ba

+ Dược liệu: rễ tranh, lá cây quao, rễ cau, lá cây mần ri, lá mướp gai, lá hắc xỉ, lá cây vòi voi, lá ô rô, lá măng sậy, lá trinh nữ hoàng cung và vỏ cây gáo vàng.

+ Cách làm: rửa sạch toàn bộ dược liệu, phơi khô, sắc cùng lượng nước vừa đủ đến khi còn 1/3 nước thì chắt lấy phần nước để uống.

3.2. Bài thuốc nhuận gan, lợi mật

- Dược liệu: 40ml rượu, 100gr vỏ cây quao, 1 thìa cà phê đường và 1g acid benzoic.

- Cách làm: sao vàng vỏ quao rồi nấy cùng với 3 lít nước cho đến khi còn 1 lít thì lọc phần nước để riêng ra. Phần vỏ quao vừa nấu tiếp tục đun với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 500ml nước thì chắt ra, pha cùng với nước nấu lần đầu, thêm đường và tiếp tục nấu cho đến khi còn 1 lít nước.

Tiếp tục chắt phần nước này, thêm vào đó rượu và acid benzoic rồi khuấy đều, cho vào bình thủy tinh đã được làm sạch. Mỗi ngày uống hỗn hợp đã nấu 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.

Cây quao có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để chữa bệnh

Cây quao có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để chữa bệnh

3.3. Bài thuốc bổ phổi, trị ho

- Dược liệu: 5gr cỏ chân vịt, 10gr huyết dụ, 20g lạc tiên, 40gr cây quao, 20g bọ mắm và 50g mía lau.

- Cách làm: toàn bộ nguyên liệu đem phơi khô rồi sắc với nước uống 2 lần/ngày.

3.4. Bài thuốc trịsỏi thận

- Dược liệu: rễ rau ngót, rễ cây quao mỗi loại 30g, 20g hà thủ ô đỏ.

- Cách làm: sắc toàn bộ dược liệu đã chuẩn bị lấy nước uống.

3.5. Bài thuốc trị ngộ độc

- Dược liệu: 12g vỏ cây ô rô, 12g vỏ cây quao.

- Cách làm: rửa sạch dược liệu rối thái thành đoạn nhỏ, phơi khô, nấu cùng 400ml nước đến khi còn 100ml nước thì chắt phần nước chia thành 2 lần uống/ngày.

3.6. Bài thuốc chữa ứ huyết, điều kinh

Có thể lựa chọn 1 trong 2 bài thuốc:

- Bài thuốc thứ nhất

+ Dược liệu: một lượng bằng nhau từng vị: cam thảo, cù đèn, chó đẻ, ích mẫu, lá cây quao.

+ Cách làm: toàn bộ dược liệu đem rửa sạch, nấu với 500ml nước đến khi cô đặc còn 150ml thì chắt lấy nước và chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.

- Bài thuốc thứ hai

+ Dược liệu: ngải cứu, muồng hòe, cỏ gấu, ích mẫu và lá quao lấy 1 lượng bằng nhau.

+ Cách làm: sắc toàn bộ dược liệu lấy nước uống.

3.7. Bài thuốc trị xơ gan cổ trướng

- Dược liệu: 30g mỗi vị: ô rô, cành quao, mướp gai, bán chi liên; 20g mỗi vị: cỏ bạc đầu, nhọ nồi; 10g mỗi vị: củ riềng, thủy xương bồ.

- Cách làm: sắc toàn bộ dược liệu cùng 3 chén nước đến khi còn được khoảng 1 chén thì chắt lấy nước chia thành 2 lần uống.

4. Lưu ý khi sử dụng dược liệu cây quao

Cây quao tuy có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng khi sử dụng vẫn nên lưu ý:

- Không dùng dược liệu này nếu cơ địa bị dị ứng,huyết ápthấp,suy thận.

- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú, thai phụ.

- Nếu quá trình sử dụng các triệu chứng của bệnh đã dần thuyên giảm thì nên giảm dần liều lượng để tránh gây kích ứng dạ dày.

Hy vọng thông tin từ bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về dược liệu cây quao. Dù dùng dược liệu này chữa bất cứ bệnh lý nào thì tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến thầy thuốc Đông y để đảm bảo hiệu quả và tránh gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Quý khách hàng cần thămkhám sức khỏeđể được định hướng chăm sóc toàn diện, hiệu quả có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa củaHệ thống Y tế MEDLATECqua hotline1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map