Tin tức
Cây mần ri và những lưu ý khi sử dụng
- 26/12/2023 |Cây dong riềng đỏ và những lợi ích mang lại từ loài cây này
- 27/12/2023 |Cây chàm và những lưu ý khi sử dụng để chữa bệnh
- 27/12/2023 |Cây cỏ Mỹ và những hiểm họa đối với con người
- 27/12/2023 |Top 5 cây dược liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
1. Đặc điểm cây mần ri
Cây mần ri thuộc họ màn màn và có nhiều tên gọi khác như mùng ri, cây hoa trắng, mần ri tím,... Loại cây thân thảo này có thể đạt chiều cao 1m và thường sống lâu năm. Lá cây màu xanh, dài và hẹp. Trên thân cây có nhiều lông nhỏ màu trắng.
Cây mần ri rất phổ biến
Phần rễ của mần ri có dạng hình trụ, phát triển thành chùm to. Hoa của loại cây này có màu trắng hoặc tím và có thể nở quanh năm. Quả dài và bên trong có chứa nhiều hạt. Mần ri tím và mần ri trắng đều lành tính và có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý.
Loại cây này ưa sống tại những vùng đất thấp, được phân bố nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia,... Ở nước ta, cây mần ri phát triển phù hợp với khí hậu của cả ba miền. Khi người dân trồng mần ri trong khu vực nhà ở để làm thuốc chữa bệnh thì loại cây này lại càng trở nên phổ biến hơn.
Cây mần ri phát triển rất tốt và được thu hoạch quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô và bảo quản dùng dần trong một thời gian dài. Trong quá trình bảo quản cần để ở nơi khô ráo, sạch sẽ và thông thoáng để mần ri không bị nấm mốc, hư hỏng. Thông thường, phần lá, thân, hạt, rễ của cây mần ri đều có thể được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh.
2. Công dụng của cây mần ri
Cây mần ri có chứa nhiều hợp chất như alucocleomin, glucocapparin, vitamin A, chất béo, protein, viscosin và axit viscosic (có trong hạt),... và có công dụng điều trị nhiều loại bệnh lý như:
Cây mần ri giúp điều trị bệnh về gan
- Bệnh về gan: Gan rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Nó được coi như một nhà máy chuyển hóa các chất, thải độc tố ra ngoài cơ thể. Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan,...
Cây mần ri có tính ấm, vị đắng, có thể giúp thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố, tăng cường chức năng hoạt động của gan, khắc phục hiệu quả một số bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan,...
- Cải thiện các vấn đề vềxương khớp: Tình trạng đau nhức xương khớp rất phổ biến ở người cao tuổi. Khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh thì mức độ đau càng tăng lên. Do đó, người bệnh sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong quá trình vận động. Về lâu dài, vấn đề này sẽ càng nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Một số hoạt chất trong cây mần ri như Glucocapparin và glycoside có khả năng chống viêm hiệu quả. Hơn nữa, nó còn có thể giúp người bệnh giảm đau nhức khớp do chấn thương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, phong tê thấp,... Bên cạnh đó, những thành phần trong cây mần ri còn có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau xương khớp hiệu quả.
- Chữa bệnh cảm sốt,đau đầu:
Cây mần ri có nhiều hợp chất chống viêm, giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả. Cây mần ri hoa trắng thường được dùng làm thuốc hạ sốt, chữa cúm, ho, giải cảm,viêm xoang,... Nếu sử dụng theo đúng liều lượng, người bệnh sẽ hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
- Trong Đông y, mần ri được đánh giá là loại dược liệu có tác dụng lợi tiểu, điều trịviêm cầu thậnmạn tính.
3. Một số bài thuốc từ cây mần ri
- Bài thuốc chữa viêm gan:
Chuẩn bị 50g mần ri, 50g diệp hạ châu, 6g mật nhân. Rửa sạch 3 loại thảo dược này và đun cùng với 1,5 lít nước lọc. Đun lên cho đến khi còn lại 1 lít nước là được. Lấy nước thuốc thu được chia làm 2 phần và uống 2 lần trong ngày.
- Bài thuốc giúp tăng cường chức năng gan: Cần chuẩn bị khoảng 50g mần ri hoa trắng khô và rửa sạch. Sau khi nguyên liệu này đã khô thì cho vào ấm rồi hãm với nước nóng. Uống mỗi ngày để tăng cường sức khỏe gan.
- Bài thuốc điều trị thận yếu, tiểu khó: Cần chuẩn bị 50g mần ri, 50g bán chi liên. Sau khi đã rửa sạch những thảo dược này, bạn cho vào sắc với 500ml nước ấm. Lọc lấy nước thuốc để uống, nên uống vào buổi sáng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cây mần ri giúp giảm đau nhức xương khớp
- Bài thuốc cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp: Bạn cần chuẩn bị 50 gram mần ri khô. Tiếp đó, rửa sạch và nấu cùng với nước. Sau đó, lọc lấy nước thuốc và uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa bệnh đau đầu, cảm sốt: Bạn chuẩn bị khoảng 20g mần ri, sau đó rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng. Khi mần ri đã khô thì cho vào cối để giã nát. Tiếp đó, đắp thuốc vào thái dương và trán của bệnh nhân. Đây là bài thuốc chữa đau đầu, cảm sốt rất hiệu quả.
4. Lưu ý
Khi sử dụng cây mần ri, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng đối vớibà bầu, bà mẹ đang cho con bú vàtrẻ sơ sinh: Nguyên nhân vì những đối tượng này dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe và có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng từ các thành phần trong mần ri.
Áp dụng bài thuốc từ mần ri theo hướng dẫn của bác sĩ
- Không tự ý sử dụng và lạm dụng các bài thuốc nêu trên. Cần có sự hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ. Nếu dùng hàm lượng quá nhiều, sẽ không thể khỏi bệnh mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trường hợp sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cần dùng đều đặn và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì mới có được hiệu quả tốt nhất. Nếu dùng ngắt quãng, khả năng hấp thu những hợp chất trong loại dược liệu này sẽ kém và chậm hơn rất nhiều.
- Trường hợp đang dùng thuốc nhưng phát hiện có những triệu chứng bất thường nhưbuồn nôn, nổi mẩn đỏ, khó chịu,... thì nên ngừng thuốc ngay và đến khám tại các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Hi vọng những thông tin nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ về đặc tính và công dụng của cây mần ri. Đây là loại cây rất phổ biến và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng cách và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ mới có thể đạt được kết quả điều trị cao nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!