Tin tức
Cây canh châu: đặc điểm và công dụng
- 01/12/2023 |Cây lá đắng có tác dụng gì?
- 05/12/2023 |Cây bông gạo và những công dụng đối với sức khỏe
- 05/12/2023 |Những công dụng sức khỏe của cây từ bi
1. Một số đặc điểm chính của cây canh châu
Còn được gọi với tên kim châu, chanh châu, trân châu, xích như hoặc sơn minh trà,... cây canh châu thuộc họ táo ta với một số đặc điểm:
- Thân nhỏ, mọc nhiều nhánh con.
- Trên cành cây, có nhiều gai nhỏ, ngắn, cành non có lông.
- Lá cây hình trái xoan, có thể rộng từ 10 - 35cm, dài khoảng 10cm, dai, cứng, mọc đối xứng ở phía trên, phía dưới mọc rời nhau. Ở mép lá có răng cưa nhỏ, đầu nhọn, cuống hơi tròn.
- Hoa thường mọc thành cụm ở kẽ lá, ngọn lá với hình dài. Đài hoa màu trắng hoặc lục, có lông mịn.
- Quả hình cầu, khi chín chuyển đen, vỏ của hạt màu xám sáng và nhẵn bóng.
Chúng rất ưa những vùng đất ẩm ướt nên gặp nhiều ở ven suối, ven rừng, có tính mát và vị hơi chua. Những bộ phận thường được chọn để làm thuốc gồm cành, lá, rễ, trong đó lá, cành thường được thu hoạch vào mùa xuân còn rễ vào mùa đông.
Canh châu sau khi được thu hoạch có thể đem phơi khô rồi bảo quản trong túi ở nơi khô mát, chống ẩm để sử dụng lâu dài.
Bởi có tính mát và vị lẫn chua, đắng, hơi ngọt, canh châu có tác dụng tốt trong thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Chính vì vậy, y học cổ truyền thường sử dụng cây này trong một số trường hợp cần trị ghẻ lở, đậu mùa, ban sởi, kiết lỵ hoặc để giải độc tố. Canh châu vừa có thể sử dụng riêng rẽ, vừa có thể kết hợp với một số vị thuốc khác.
Canh châu từ lâu được y học cổ truyền sử dụng trong chữa bệnh
2. Một số bài thuốc từ cây canh châu thường được sử dụng trong y học cổ truyền
Y học cổ truyền thường sử dụng canh châu trong một số bài thuốc để điều trị bệnh, chẳng hạn như:
Chữa ghẻ nước, ghẻ lở
Với bài thuốc này, có thể sử dụng canh châu một cách riêng rẽ, cụ thể là: lấy một nắm gồm cả lá và cành rồi đem rửa sạch để loại hết bụi bẩn. Sau đó, đem lá này nấu lên cho đến khi cô đặc, lấy nước đã nấu rửa lên những vùng da bị bệnh, thực hiện cho tới khi tình trạng được cải thiện.
Chữa cácvết thươngbị chảy máu
Đây là bài thuốc kết hợp giữa cây canh châu với lá đuôi tôm. Bạn hãy lấy một nắm nhỏ canh châu và đuôi tôm (khoảng 20 gam) rồi thêm vào một nụ đinh lăng. Sau đó, đem đi rửa sạch tất cả các vị rồi giã nhỏ, đắp lên vùng vết thương đang chảy máu. Bạn có thể áp dụng cho tới khi nào vết thương lành hẳn thì thôi.
Đắp canh châu có thể giúp cầm máu
Chữa rôm sảy,mụn nhọtdo nóng trong người
Bạn có thể dùng khoảng 24 gam cả lá, cành và rễ rồi thêm vào 20 gam mỗi loại các dược liệu: hạ khô thảo, rễ cây cỏ xước, bồ công anh, 10 gam lá đơn đỏ. Bạn lấy tất cả những dược liệu này, đem đi rửa sạch rồi bỏ vào nồi, thêm 750ml nước, sắc lên.
Nên uống hỗn hợp này ngay khi chúng còn ấm và uống với liều lượng 2 lần/ngày.
Hỗ trợ việc trịbệnh sởi
Đối với bệnh sởi, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu: 20 gam canh châu, 12 gam sắn dây, hương nhu, 18 gam tầm gửi cây khế, 8 gam cam thảo, 8 gam hoắc hương. Sau đó, rửa sạch tất cả dưới vòi nước chảy.
Sau khi đã rửa sạch, bạn nấu các vị thuốc này cùng với 400ml nước cho tới khi chúng cô lại còn khoảng 200ml. Với 200ml này, bạn chia thành 2 phần nhỏ để uống 2 lần/ngày.
Hãy kiên trì sử dụng cho tới khi tình trạng bệnh được thuyên giảm. Bạn cũng có thể dùng lá canh châu, nấu lấy nước để tắm hàng ngày nhằm nâng cao hiệu quả trị bệnh.
Thuốc từ canh châu thúc cho sởi mọc nhanh
Với bài thuốc này, nguyên liệu bạn cần là khoảng 30 gam rễ canh châu hoặc 40 gam lá, đem rửa sạch để loại hết bụi bẩn cũng như tạp chất, sau đó, thái chúng thành đoạn nhỏ.
Sau khi đã thái xong, bạn đổ vào khoảng 500ml nước lọc rồi sắc cho tới khi hỗn hợp này cô đặc (còn khoảng 300ml). Bạn chia nước này thành ba phần nhỏ để uống hàng ngày cho tới khi tình trạng được cải thiện. Lưu ý, với thuốc này, nên uống ngay khi còn ấm, nếu đã nguội thì cần hâm nóng lên.
Canh châu cũng có tác dụng tốt với sởi
3. Sử dụng thuốc từ cây canh châu, bạn cần lưu ý những gì?
Giống như bất kỳ loại thuốc hay dược liệu nào khác, canh châu cũng không phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Trường hợp quá mẫn cảm hoặc có dị ứng với một số thành phần có trong cây thì không nên sử dụng.
- Những người tỳ vị hư hại, phân dạng lỏng khi đại tiện cũng không nên dùng bởi vì cây có đặc tính mát, có thể khiến cho tình trạng càng thêm nghiêm trọng hơn.
- Dù là sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào cũng nên có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Đặc biệt, với đối tượng là trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai, lại càng cần cẩn thận.
- Trong quá trình điều trị, cần kết hợp với việc ăn uống đầy đủ chất để cơ thể được khỏe mạnh hơn, hiệu quả mang tới nhanh chóng hơn. Đối với những bệnh có xuất hiện mụn nhọt, cần tránh các hành động đụng chạm, gãi vào các nốt mụn để phòng ngừa nhiễm khuẩn cũng như có thể gây nên sẹo.
Bạn nên tới để được bác sĩ khám, tư vấn, trị bệnh
Bên cạnh đó, trong trường hợp bị bệnh, sử dụng các bài thuốc từ cây canh châu trong vài ngày mà thấy tình trạng không được cải thiện, thậm chí là trở nên nặng hơn thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra, chỉ định các giải pháp phù hợp hơn.
Một số người vẫn quan niệm dược liệu thường ít gây hại hơn thuốc tây. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm, dù là dạng nào cũng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu không được sử dụng đúng.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có được một số hiểu biết khái quát về đặc điểm cũng như công dụng chữa bệnh của cây canh châu. Để cây phát huy tốt nhất tác dụng, bạn không nên tự ý dùng mà chỉ nên sử dụng khi đã được bác sĩ thăm khám, đánh giá, chỉ định.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!