Tin tức
Cây bông gạo chữa bệnh gì?
Key: Cây bông gạo
Cây bông gạo chữa bệnh gì?
Cây bông gạo rất quen thuộc với mỗi làng quê Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây cũng là một trong những loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Vậy cây bông gạo chữa bệnh gì?
1. Đặc điểm của cây bông gạo
Cây bông gạo có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây mộc miên, cây pơ-lang, cây hoa gạo. Tốc độ phát triển nhanh, chiều cao của cây có thể lên đến 20 đến 25. Tán cây có thể đạt chiều cao từ 8 đến 15m. Phần rễ của cây có thể phát triển rất mạnh và ăn sâu vào trong lòng đất, độ bám của rễ cây cũng rất khỏe. Hoa gạo thường có màu đỏ rực. Hoa thường nở vào tháng 3 đến tháng tư hàng năm. Quả nang có hình thoi và trong ruột của quả này có chứa bông. Trong quả bông gạo có hạt. Hạt gạo hình trứng và được phủ một lớp bông trắng mịn.
Cây bông gạo còn có nhiều tên gọi khác nhau
Mỗi bộ phận của cây bông gạo đều có chứa rất nhiều hợp chất có lợi, tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như hạt của loại cây này có chứa 20 - 26% chất béo đặc và stearin. Phần vỏ cây chứa nhiều chất nhầy. Phần rễ cây chứa galactose, tannin, arabinose, cephalin, chất béo, protein, samuel đỏ,… Hoa gạo có chứa nhiều hợp chất như axit amin, pectin tanin, đường, nguyên tố vi lượng.
Như vậy, tất cả bộ phận của cây hoa gạo đều có thể được dùng làm thuốc. Trong đó, phần rễ và hoa thường được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh.
2. Cây bông gạo chữa bệnh gì?
Trong y học cổ truyền, cây bông gạo là một loại dược liệu quý, có tính chất, mát và hơi ngọt. Loại cây này thường được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên giúp điều tiêu viêm, sát khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, điều trị tiêu chảy, chữa say nắng và giúp vết thương mau lành,...
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ cây bông gạo mà bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy: Nếu đang gặp phải một số vấn đề như tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, bạn có thể sử dụng bài thuốc từ cây bông gạo. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
Điều trị tiêu chảy từ cây bông gạo
Dùng lá, phần thân mềm hoặc hoa của cây gạo để sắc với khoảng 500ml nước. Đun cho đến khi cô lại còn một nửa thì chia uống 2 lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc này thì tình trạng tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể.
- Điều trị da bị mụn nhọt, sưng tấy: Những nốt mụn hay tình trạng sưng tấy da khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Để cải thiện vấn đề này, bạn chỉ cần lấy một chút hoa gạo tươi, sau đó đem đi giã nát và tiến hành đắp lên những vùng da bị mụn nhọt, sưng tấy. Thực hiện mỗi ngày một lần và kiên trì thực hiện đến khi những triệu chứng này giảm dần.
Cây bông gạo rất quen thuộc với người Việt
- Tốt cho người bị bệnh về dạ dày, viêm khớp
Bệnh viêm khớp hay viêm loét dạ dày đều khiến người bệnh rất khó chịu. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng sức khỏe của người bệnh.
Bài thuốc điều trị bệnh từ cây bông gạo như sau: Chuẩn bị khoảng 15 đến 30g rễ hoặc thân của cây hoa gạo. Sau đó sắc lên cùng với nước uống. Bài thuốc này sẽ giúp triệu chứng bệnh sớm được cải thiện, phòng ngừa biến chứng bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các bộ phận của cây bông gạo (gồm rễ, thân và hoa) kết hợp cùng với rễ cây lưỡng diện châm. Sắc những nguyên liệu này cùng với nước và chia thành 2 lần uống trong ngày.
- Hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 50g cây gạo tươi. Sau đó cạo sạch vỏ bên ngoài. Tiếp đó, giã nát và trộn thêm giấm thanh. Lấy hỗn hợp này và đắp lên vùng bị đau xương khớp.
Trong hoạt động hàng ngày hay khi tham gia thể thao, bạn không may bị bong gân và gặp phải những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể kết hợp vỏ thân cây gạo còn tươi cùng với một số nguyên liệu như rau má và, bồ công anh, vòi voi tươi. Sau đó, rửa sạch, giã nhỏ, dùng để đắp lên vùng bị đau.
Đối với những trường hợp bị phù nề do nguyên nhân chấn thương, bạn có thể khắc phục bằng bài thuốc từ cây bông gạo như sau: Đầu tiên, dùng phần thân hoặc rễ của cây hoa gạo để ngâm vào rượu. Sau đó, thoa lên vùng da bị đau.
Bên cạnh đó, bạn có thể uống loại rượu ngâm với rễ cây hoa gạo để giảm đau lưng, đau gối hay tình trạng đau khớp mãn tính. Tuy nhiên, lưu ý, mỗi lần dùng rượu ngâm, bạn chỉ nên uống một chút.
- Một số bài thuốc khác:
+ Nếu phụ nữ ít sữa: Bạn chuẩn bị từ 12 đến 15g hạt cây hoa gạo và sắc lên uống.
+ Nếu đang khó chịu bởi những cơn đau răng nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo bài thuốc như sau: Dùng 20g vỏ thân cây hoa gạo, sau đó sắc đặc và ngậm mỗi ngày. Với cách này, những cơn đau răng sẽ thuyên giảm và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Bài thuốc chữa ho khạc ra nhiều đờm: Trước hết, bạn cần chuẩn bị khoảng 15g hoa gạo. Sau đó, dùng để kết hợp với rau diếp cá (mỗi loại chuẩn bị khoảng 15g), kết hợp cùng với tang bạch bì 10g và sau đó, đem sắc uống.
3. Lưu ý
Mặc dù có nhiều ưu điểm cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng cách, bạn sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn và còn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ. Dưới đây là một số lưu ý:
Dùng cây bông gạo đúng cách để tránh những rủi ro sức khỏe
- Các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông Y, không dùng quá liều để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Loại dược liệu này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nhưng không thay thế được thuốc chữa bệnh.
- Sau khi uống thuốc, nếu có vấn đề bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về đặc tính cũng như công dụng của cây bông gạo. Người bệnh cần lưu ý dùng đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
BS Vân đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!