Tin tức

Cây bọ mắm: đặc điểm dược liệu và công dụng chữa bệnh

Ngày 07/01/2024
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bọ mắm là loài cây mọc hoang hay được dùng để tiêu diệt dòi bọ trong mắm. Điều ít ai biết tới là cây bọ mắm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: thông sữa, chữa ho, chữa sâu răng, lợi tiểu,... Cùng khám phá về tác dụng và cách dùng dược liệu này ngay trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm sinh học cây bọ mắm

Bọ mắm (đại kích biển, cỏ dòi, dòi ho) là loài cây mọc hoang, họ Gai. Loài cây này được biết đến nhiều với công dụng chữa dòi bọ và trở thành dược liệu chữa bệnh trong nhiều bài thuốc dân gian.

Hình ảnh nhận diện lá của cây bọ mắm

Hình ảnh nhận diện lá của cây bọ mắm

Cây bọ mắmthuộc hàng thực vật thân thảo nhỏ, có nhiều nhánh, cành mềm. Lá bọ mắm mọc so le nhiều hơn là đối xứng, hai mặt lá đều có gân và lông nhưng mặt phía dưới lá nhiều lông hơn so với mặt trên. Trung bình, mỗi lá bọ mắm rộng khoảng 1.5 - 2.5cm, dài 4 - 9cm. Phần cuống lá có chiều dài khoảng 5mm, có 3 gân và lông trắng bao phủ.

Hoa bọ mắm thuộc dạng đơn tính, mọc thành cụm, thường mọc ra từ kẽ lá. Quả bọ mắm hình trứng nhọn trên đầu, bao hoa có lông.

Ở nước ta, cây bọ mắm mọc hoang ở khắp mọi nơi nhưng chủ yếu tìm thấy ở ven đường, đồng ruộng, ven rừng.

2. Bộ phận sử dụng và công dụng của cây bọ mắm

2.1. Bộ phận sử dụng

Tất cả bộ phận trên cây bọ mắm đều có thể dùng làm dược liệu để chữa bệnh. Có thể thu hái bọ mắm quanh năm nhưng thời điểm cây phát triển mạnh mẽ và có nhiều dược tính nhất là khoảng tháng 5 - 8.

Sau khi được thu hái, dược liệu sẽ được đem đi rửa sạch, thái nhỏ để dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần khi cần đến.

2.2. Thành phần, công dụng của cây bọ mắm

Đã có những nghiên cứu về thành phần của dược liệu bọ mắm chỉ ra rằng chiết xuất Ethanol từ loài cây này có thể giảm viêm và giảm đau ở chuột. Không những thế, sử dụng cây bọ mắm tại chỗ còn làm tăng tốc độ làm lành vết thương do vi khuẩn sinh mủ gây nhiễm trùng da. Thành phần kaempferol và quercetin trong cây bọ mắm đều có khả năng chống viêm rất tốt.

Có thể sắc nước cây bọ mắm để uống chữa bệnh ho lâu ngày

Có thể sắc nước cây bọ mắm để uống chữa bệnh ho lâu ngày

Theo y học cổ truyền, cây bọ mắm có tính mát, vị đắng nhạt, có thể dùng làm dược liệu để chữa nhiều loại bệnh như:

- Chữa bệnh ho lao, ho lâu năm, viêm họng,viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản.

- Chữasâu răng.

- Chữa giang mai, lậu.

- Chữa rắn cắn.

- Thôngtắc tia sữa.

- Thông tiểu.

3. Bài thuốc từ cây bọ mắm

- Chữa mụn nhọt, tụ máu, sưng viêm vú

Lấy 1 nắm lá cây bọ mắm tươi đem giã nát sau đó đắp trực tiếp lên vùng bị sưng viêm.

- Giải độc, thanh nhiệt

Đem 10 - 20g cây bọ mắm cùng hoa mã đề, râu ngô, sắc lấy nước để uống hàng ngày.

- Chữa viêm mũi

Dùng 15 - 20g hoa hoặc lá cây bọ mắm tươi giã nát cùng chút muối sau đó vắt lấy nước, thấm vào bông gòn và đắp trực tiếp lên mũi, mỗi ngày 3 - 4 lần.

- Chữa viêm họng, ho

Sử dụng 10 - 20g cây bọ mắm khô sắc cùng nước rồi chắt lấy nước uống trong ngày. Hoặc có thể dùng 20 - 30g hoa hoặc lá bọ mắm tươi đem giã nát cùng chút muối sau đó vắt lấy nước ngậm nuốt dần trong cổ họng. Duy trì như vậy trong 7 ngày liên tục.

Một cách đơn giản hơn nữa là đem nấu cây bọ mắm cùng nước cho đến khi thu được dạng cao đặc sánh lại thì thêm 1 - 2 thìamật ongvào sau đó vo viên để ngậm hàng ngày.

- Chữasâu răng

Nấu nước cây bọ mắm tươi để súc miệng hoặc giã nát 1 nắm lá nhỏ đắp trực tiếp lên chân răng bị sâu. Làm như vậy mỗi ngày 3 - 5 lần và duy trì cho đến khi khỏi hoàn toàn sâu răng thì dừng lại.

- Chữarong kinh

Nếu bị rong kinh thì lấy 30g cây bọ mắm khô sắc cùng 500ml nước sau đó chắt lấy nước chia thành 2 lần uống trong ngày, duy trì 7 ngày liên tiếp.

- Chữa tắc tia sữa hoặc tiểu buốt

Sắc 40g cây bọ mắm với 500ml nước rối chắt lấy nước uống trong ngày.

- Chữa đau dạ dày

Lấy 100g lá bọ mắm tươi đã được rửa sạch đem xay nhuyễn với 250ml nước rồi chắt lấy phần nước uống trong ngày.

- Chữa bệnh phổi

Người bị bệnh phổi thường bị ho, có thểho ra máu. Cơnho kéo dàikhiến người bệnhmệt mỏi, ngủ không sâu giấc, tinh thần bị ảnh hưởng,... Để cải thiện tình trạng này có thể dùng 40 - 50g cây bọ mắm khô nấu cùng 1 lít nước cho đến khi dung dịch cô đặc lại thì thêm vào 2 thìa cà phê mật ong và tắt bếp. Đợi cho cao nguội thì đựng vào bình thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Mỗi ngày hãy uống 10ml cao bọ mắm đã nấu 2 - 3 lần. Lưu ý, mỗi lần không nấu quá nhiều cao, chỉ nấu đủ dùng vài ngày để thuốc không bị giảm dược tính.

Cây bọ mắm có thể chữa sâu răng hiệu quả

Cây bọ mắm có thể chữa sâu răng hiệu quả

4. Lưu ý khi sử dụng cây bọ mắm

Với những trường hợp sử dụng dược liệu bọ mắm tươi nấu nước uống, để dễ uống hơn thì nên rửa sạch dược liệu rồi nấu cùng nước trong khoảng 15 phút. Sau đó thêm vào chút lá dứa, nấu thêm khoảng 5 phút và tắt bếp, cho thêm chút đường phèn vào lấy nước uống.

Mặc dùdược liệu bọ mắmcó công dụng lợi tiểu, mát phế vị; nhưng nếu lạm dụng rất dễ gây giảm hấp thu khoáng chất, rối loạn điện giải. Không những thế, uống nhiều nước nấu từ cây bọ mắm còn có nguy cơ bị hạ nhiệt,tụt huyết áp, giảm hiệu quả của một số thuốc đang dùng.

Đối với việc dùng dược liệu bọ mắm chữa viêm phổi, người bệnh chỉ nên áp dụng ở giai đoạn đầu nếu được sự tư vấn từ thầy thuốc có chuyên môn. Thai phụ và người có cơ địa dị ứng không nên dùng dược liệu bọ mắm.

Cây bọ mắmrất dễ trồng, dễ kiếm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong việc lựa chọn và sử dụng dược liệu, người bệnh cần có sự tham vấn ý kiến từ thầy thuốc đông y. Điều này sẽ giúp người bệnh biết được liều lượng phù hợp và thời gian tối đa nên sử dụng.

Từ khoá: sâu răng viêm phổi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map