Tin tức
Cây bách bệnh - "Vua dược liệu" chữa nhiều bệnh
- 05/03/2024 |Cây hy thiêm và bài thuốc chữa bệnh xương khớp hiệu quả
- 06/03/2024 |Cây nổ gai và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
- 06/03/2024 |Cây bạch đồng nữ chữa bệnh gì?
1. Sơ lược cây bách bệnh
Nhiều người gọi cây bách bệnh là cây bá bệnh hay mật nhơn, tho nan, hậu phác nam,…
Đặc điểm tự nhiên
Cây bách bệnh thuộc cây bụi với thân mảnh, mọc thẳng đứng, không có nhánh, cao khoảng 10m. Vỏ thân cây màu xám trắng hoặc vàng ngà. Lá cây mọc theo cặp (lá kép), có khoảng 30 - 40 lá chét mọc đối xứng. Mặt trên lá màu xanh bóng, mặt dưới lá màu trắng. Lá kép dài tới 1m, trong khi lá chét dài khoảng 5 - 20cm.
Cây bách bệnh có nhiều hoa, thường nở vào tháng 1 - 2. Hoa lưỡng tính, màu nâu đỏ, kích thước nhỏ, cánh hoa mềm, có lông tơ mịn bao phủ xung quanh. Quả cây xuất hiện vào tháng 4 - 5, hình trứng, vỏ cứng, có các rãnh trên vỏ, chứa một hạt. Quả màu nâu vàng khi con non, đến lúc chín thì chuyển sang màu nâu đỏ. Quả rụng và nảy mầm, mọc thành cây con mới.
Cây bách bệnh cao khoảng 1m, lá chép dài với rất nhiều lá chét
Phân bố sinh thái
Nguồn gốc của cây bách bệnh được cho là ở Đông Nam Á, cụ thể là Malaysia và Indonesia. Ngoài ra, dược liệu này còn được tìm thấy nhiều ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philipin, Lào,… Tại Việt Nam, cây bách bệnh chủ yếu mọc ở vùng trung du, đồi núi chiều cao dưới 1000m và khu vực Tây Nguyên.
Bộ phận sử dụng
Tác dụng chữa bệnh của cây bách bệnh đến từ rễ, thân, lớp vỏ thân, lá và quả. Trong đó, rễ là được sử dụng nhiều nhất. Nói chung, ngoại trừ hoa và hạt thì các bộ phận của cây đều được tận dụng để chữa bệnh.
Người ta thu hoạch cây bách bệnh quanh năm. Tùy vào từng bộ phận sử dụng mà có cách sơ chế khác nhau. Nếu như lá và quả cần được phơi khô ngay sau khi thu hoạch là rễ và thân sẽ được cắt thành từng đoạn ngắn rồi mới phơi hoặc sấy. Cây bách bệnh sau khi sơ chế được cất trong bao bịch bịt kín rồi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm và ánh nắng mặt trời gây mốc và hư hỏng.
Ngoại trừ hoa và hạt, các bộ phận của cây bách bệnh đều có tác dụng chữa bệnh
Thành phần hóa học
Có rất nhiều hoạt chất được tìm thấy trong các bộ phận của cây bách bệnh, bao gồm:
- Canthin-6-one alkaloids.
- β-carboline alkaloids.
- Quassinoids.
- Quassinoid diterpenoids.
- Tirucallane-type triterpenes.
- Squalene derivatives.
- Biphenyl Neolignans.
- Eurycoma Side.
- Euryco Lactone.
- Eurycomalactone.
- Eurycomanone.
- Pasak Bumi-B.
2. Công dụng và liều dùng cây bách bệnh
Nắm được công dụng và liều dùng sẽ giúp bạn phát huy tối đa tác dụng của cây bách bệnh.
Công dụng
Trong Đông y, cây bách bệnh có tính mát, vị đắng, tác động trực tiếp vào gan và thận. Do đó, người ta thường sử dụng dược liệu này để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Ngoài ra, cây còn có tác dụng chữa nhiều bệnh khác như đầy bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh chàm ở trẻ em, bệnh yếu sinh lý ở nam giới vàrối loạn kinh nguyệtở phụ nữ.
Còn trong Y học hiện đại, cây bách bệnh có tác dụng tăng cường sinh lý cho nam giới, kiểm soát tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn,… Đặc biệt là phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, chiết xuất từ rễ cây được chứng minh là có tác dụng phòng chống và điều trị sốt rét
Nam giớiyếu sinh lýđừng quên sử dụng cây bách bệnh
Liều dùng
Liều dùng khuyến cáo mỗi ngày của cây bách bệnh là từ 4 - 6g thuốc, đem đi sắc lấy nước uống hoặc bột thuốc ngâm với rượu. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được bào chế thành viên theo dạng độc vị hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Lúc này, bạn nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn liều lượng và cách dùng cho đúng.
3. Những bài thuốc hay từ cây bách bệnh
Cây bách bệnh có thể dùng độc vị hoặc kết hợp các vị khác, tùy trường hợp.
- Chữa chàm, ghẻ ngứa, viêm da: Nấu lá cây tươi rồi lấy nước đi tắm. Phần lá có thể dùng để đắp trực tiếp vào chỗ cần điều trị.
- Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Sử dụng 12g vỏ cây bách bệnh, 12g phục linh, 8g trần bì, 6g đậu khấu, 4g can khương và 4g cam thải sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần, uống trong 5 - 7 ngày.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt: Sử dụng 15g rễ cây bách bệnh để sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 lần, uống trong 7 - 10 ngày.
- Tăng cường sinh lý cho nam giới: Sử dụng 400mg lá bách bệnh, 50mg tinh chất nhân sâm, 50mg linh chi trộn đều, vo thành từng viên rồi dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa: Sử dụng 20g rễ bách bệnh,10 quả chuối sứ khô nướng vàng ngâm với 1 lít rượu trắng. Sau 7 ngày thì đem ra uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).
Cây bách bệnh hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
4. Lưu ý khi sử dụng cây bách bệnh chữa bệnh
Lưu ý trong các trường hợp sau, nên cân nhắc, thận trọng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng cây bách bệnh để chữa bệnh để phòng tránh các rủi ro và biến chứng.
- Phụ nữ mang thai.
- Trẻ em dưới 10 tuổi.
- Người mắc bệnh nan y.
- Người gặp vấn đề về gan, thận, dạ dày hoặc mắcbệnh tiểu đường.
- Người đang sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh.
Ngoài ra, sau mỗi 3 tháng dùng thuốc thì dừng 1 tháng rồi mới tiếp tục. Điều này sẽ giúp phòng tránh được những tác dụng phụ khi sử dụng liên tục. Khi sắc thuốc, nên sử dụng nồi, ấm bằng đất; không dùng nồi, ấm bằng kim loại để không làm giảm tác dụng của thuốc.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được công dụng và cách dùng cây bách bệnh. Để được tư vấn thêm, hoặc hỗ trợ đặt lịch khám, lịch lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá sức khỏe tạiMEDLATEC, quý khách có thể gọi đến hotline1900 56 56 56ngay từ hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!