Tin tức
Cắt bao quy đầu cho trẻ: những điều cha mẹ nên biết
- 15/11/2022 |Dính bao quy đầu ở trẻ em do đâu và cách điều trị?
- 15/10/2023 |Cách phòng ngừa sẹo sau khi cắt bao quy đầu
- 13/11/2023 |Bán hẹp bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Bao quy đầu và cắt bao quy đầu là gì?
Bao quy đầulà phần da bọc ngoài dương vật để bảo vệ quy đầu tránh khỏi các tổn thương do tác nhân bên ngoài gây ra và hỗ trợ chức năng tình dục. Cấu tạo của lớp da này gồm: da, niêm mạc, nơ-ron, mạch máu và 2 lớp cơ trơn.
Cắt bao quy đầu cho trẻlà thủ thuật cắt bỏ phần da bọc ở đầu dương vật. Thủ thuật này đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước ở một số nền văn hóa xem đây là một tiêu chuẩn xã hội hoặc nghi thức tôn giáo, được thực hiện ngay sau khi trẻ chào đời hoặc khi bé trai lên 6 tuổi.
Cắt bao quy đầu là thủ thuật cắt bỏ bớt phần da bọc bên ngoài đầu dương vật của trẻ
Ngày nay, việccắt bao quy đầucho trẻ được thực hiện chủ yếu với mục đích điều trị y khoa trong các bệnh lýnhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bao quy đầu,... Nếu như trước đây, thủ thuật này được tiến hành thủ công thì hiện nay, với sự phát triển công nghệ y khoa, thủ thuật đã được tiến hành đơn giản và không đau bằng Laser hoặc máy Stapler.
2. Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ hay không?
2.1. Nên hay không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Việccắt bao quy đầu cho trẻkhông khuyến cáo được thực hiện đối với mọi bé trai. Có nên tiến hành thủ thuật này hay không là phụ thuộc vào các yếu tố: điều trị y khoa, tôn giáo, quyết định của bố mẹ.
Nếu bé trai không gặp phải bất cứ bệnh lý nào liên quan đến bao quy đầu, không chịu tác động bởi yếu tố tín ngưỡng, không bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì không cần cắt bao quy đầu cho trẻ.
Việc cắt bao quy đầu cho trẻ có thể thực hiện ở nhiều độ tuổi, khi trẻ có điều kiện sức khỏe tốt. Thông thường, khi trẻ đã trên 3 tuổi nhưng da bao quy đầu quá khít hoặc bị xơ, không thể nong bao quy đầu thì có thể cắt bao quy đầu.
Trường hợp cha mẹ băn khoăn không biết có nên cắt bao quy đầu cho con không, tốt nhất nên gặp bác sĩ Nhi khoa để được thăm khám và trả lời chính xác.
2.2. Khi nào trẻ nên cắt bao quy đầu?
Thông thường,cắt bao quy đầu cho trẻsẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:
- Bao quy đầu dài bao phủ toàn bộ quy đầu của dương vật, khó có thể lộn xuống, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục của trẻ.
-Hẹp bao quy đầukhiến trẻ đi tiểu khó khăn và thường xuyên bị viêm nhiễm.
- Nghẹt bao quy đầu ở giữa hoặc đầu dương vật khiến cho bao quy đầu không thể kéo xuống hoàn toàn, làm lưu thông máu ở quy đầu bị tắc nghẽn.
- Thường xuyên tái phát nhiễm trùng tại bao quy đầu, đã điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả.
Cắt bao quy đầu cho trẻ có thể được chỉ định khi bé trai bị nhiễm trùng tiết niệu
Trong những trường hợp này, cắt bao quy đầu cho trẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích:
- Giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu.
- Giảm nguy cơ viêm bao quy đầu, viêm quy đầu, bao quy đầu do quy đầu dài và hẹp gây khó khăn trong việc vệ sinh vùng kín, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân nhưvi khuẩn, vi nấm,...
- Giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề sinh lý trong tương lai như:xuất tinhsớm,rối loạn cương dương,…
- Phòng ngừa nguy cơvô sinhtrong tương lai do biến chứng của nhiễm trùng tiết niệu không được điều trị hiệu quả.
2.3. Trường hợp nào không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Trong các trường hợp sau, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ không nên cắt bao quy đầu cho con:
- Trẻ bị lệch lỗ tiểu.
- Dị dạng dương vật.
- Trẻ chưa đủ 1 tuổi.
- Điều kiện sức khỏe của trẻ không đáp ứng được yêu cầu của thủ thuật.
- Bố mẹ hoặc trẻ có tiền sử rối loạn chảy máu.
3. Lưu ý sau khi cắt bao quy đầu cho trẻ
Sau khicắt bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý:
- Thời gian lành vết cắt vào khoảng 7 - 10 ngày. Trong thời gian này, dương vật có thể bị thâm tím hoặc hơi đỏ vài ngày rồi sẽ tự hết. Cha mẹ cần thực hiện thay băng và vệ sinh dương vật cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ đang dùng bỉm thì nên chọn size rộng hơn bình thường để có thêm khoảng trống để dương vật mau lành.
- Khi tắm, hãy đặt trẻ nhẹ nhàng vào chậu, không dùng khăn lau hoặc xà phòng, sữa tắm kì cọ vào dương vật của trẻ. Tốt nhất chỉ nên dùng nước ấm để rửa cho đến khi dương vật của trẻ đã lành hẳn.
- Cho trẻ dùng thuốc theo đúng đơn chỉ định từ bác sĩ.
- Tránh cho trẻ trước các vận động hay va chạm mạnh.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein và khoáng chất như: cá, thịt nạc, đậu, trái cây, các loại rau củ, ngũ cốc… để đẩy nhanh tốc độ lànhvết thương.
- Cho con tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có các dấu hiệu bất thường như: dương vật chảy máu, có mủ, bầm tím, sưng phù kéo dài; sốt cao; quấy khóc nhiều; tăng đau; tiểu tiện gặp khó khăn.
- Trường hợp thủ thuật cắt bao quy đầu cho trẻ diễn ra tại địa chỉ thiếu uy tín, không đúng cách, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như: chảy máu, sưng đau kéo dài, để lại sẹo, nhiễm trùng vết cắt, chưa loại bỏ triệt để phần da quy đầu thừa,...
Cha mẹ nên cho con khám bác sĩ Nhi khoa để biết trẻ có cần cắt bao quy đầu hay không
Như đã nói ở trên, không phải mọi bé trai đều cần cắt bao quy đầu. Muốn biết chính xác tình trạng của con mình có cần thực hiện thủ thuật này hay không, cha mẹ cần cho trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa. Để thủ thuậtcắt bao quy đầu cho trẻdiễn ra an toàn, tránh được các rủi ro không đáng có, cha mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn thực hiện tại địa chỉ y tế uy tín.
Hệ thống Y tế MEDLATECvới đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, trang thiết bị y khoa hiện đại, là địa chỉ uy tín để cha mẹ yên tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nếu có nhu cầu thăm khám, cắt bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ có thể liên hệ tổng đài1900 56 56 56để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!