Tin tức
Cảnh báo tình trạng tự ý điều trị tăng huyết áp gây hậu quả khôn lường
- 08/06/2022 |Điều trị hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng bằng cách nào?
- 01/10/2022 |Chuyên gia tư vấn: Uống cà phê có tăng huyết áp không?
- 23/06/2022 |Bác sĩ hướng dẫn xử trí nhanh tăng huyết áp cấp cứu
- 16/08/2022 |Nhận biết vấn đề sức khỏe: tăng huyết áp và các thông tin liên quan
Tự ý uống thuốc - “Lợi bất, cập hại” của bệnh nhân tăng huyết áp
Anh N.N.T, nhập viện trong tình trạng huyết áp tăng cao (dao động từ 170- 180/90 mmHg), uống thuốc không giảm. BSCKI. Phạm Sơn Tùng - Khoa Khám bệnh là người trực tiếp khám cho bệnh nhân, qua khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết có tiền sử THA 7 năm nay đang dùng thuốc Nefedipin liều 20mgx2 viên/ngày được cấp ở bệnh viện tuyến huyện, nhưng do không thấy giảm huyết áp nên tự ý tăng gấp đôi liều dùng cho đến khi huyết áp tăng không kiểm soát mới tới bệnh viện khám.
Nhận định tình trạng sức khỏe của bệnh nhântăng huyết ápkhông kiểm soát, cộng với yếu tố tănghuyết ápở người trẻ tuổi, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm cần thiết, điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch thận và chụp cắt lớp vi tính (CLVT) để tìm nguyên nhân.
Anh N.N.T, nhập viện trong tình trạng huyết áp tăng cao (dao động từ 170- 180/90 mmHg), uống thuốc không giảm
Với thế mạnh chẩn đoán hình ảnh cùng đội ngũ chuyên gia đọc phim hàng đầu, kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân mắcsuy thậnmạn giai đoạn II, hình ảnh CLVT động mạch thận: Hẹp 75% động mạch thận trái, Hẹp 55% động mạch thận phải. Ngoài ra, bệnh nhân này còn phát hiện bị hẹp động mạch vành.
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Lự - Chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đây là ca bệnh nguy hiểm mà MEDLATEC đã phát hiện kịp thời để bệnh nhân sớm điều trị chuyên sâu, giảm thiểu biến chứng. Bác sĩ nhận định: " Tình trạng tăng huyết áp đã làm co hẹp mạch máu và giảm lưu lượng máu, trường hợp ảnh hưởng tới thận khiến thận không thể thực hiện tốt chức năng lọc máu. Nếu huyết áp không được kiểm soát tốt, theo thời gian, thận sẽ bị tổn thương và suy giảm chức năng. Thận không thể loại bỏ tất cả các chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể. Thêm chất lỏng trong mạch máu có thể làm tăng huyết áp, tạo ra một chu kỳ nguy hiểm và gây ra nhiều tổn thương hơn dẫn đến suy thận”.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã cho thấy tăng huyết áp là nguyên nhân gây suy thận và ngược lại, suy thận lại gây tăng huyết áp. Thận vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân của tăng huyết áp.
Nhiều nghiên cứu cho biết tăng huyết áp là nguyên nhân gây suy thận và ngược lại, suy thận lại gây tăng huyết áp
Khuyến cáo từ bác sĩ với bệnh nhân tăng huyết áp
Việc không điều trị hoặc điều trị nhưng không kiểm soát được huyết áp sẽ dẫn đến biến chứng tăng huyết áp lên trên tim, não, thận và một số cơ quan khác.
Do đó, bác sĩ Lự khuyến cáo tới người dân: Điều trị bệnh tăng huyết áp cần phối hợp giữa điều chỉnh lối sống với thuốc hạ huyết áp, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát huyết áp. Mức huyết áp mục tiêu cần đạt được là 130/80 mmHg hoặc thấp hơn tùy theo bệnh lý đi kèm hoặc đặc điểm riêng của từng người.
Người bệnh có thể áp dụng biện pháp điều trị không dùng thuốc như: điều chỉnh lối sống, tập thể dục, giảm cân, thay đổi chế độ ăn (giảm muối, giảm mỡ béo), bỏ các thuốc gây cao huyết áp (thuốc kháng viêm, giảm đau nhức), thư giãn, giảm căng thẳng. Đặc biệt, khi tuân thủ điều trị mà tình trạng bệnh tình không thuyên giảm cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc.
BVĐK MEDLATEC là địa chỉ uy tín khám và điều trị bệnh tim mạch của mọi gia đình.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Tim mạch: PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi - Nguyên Phó viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai; BSCKI. Nguyễn Quang Minh - Trưởng Chuyên khoa Tim mạch, ThS.BS Nguyễn Thị Lự - Phó khoa Khám bệnh, BVĐK MEDLATEC cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, bệnh viện là địa chỉ uy tín khám và điều trị bệnh tim mạch của mọi gia đình.
Để biết thêm thông tin về các dịch vụ tại chuyên khoa hoặc khi cần giải đáp thắc mắc về các loại bệnh lý tim mạch, khách hàng có thể liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh nhất.
Lịch khám Chuyên gia Tim mạch tạiBệnhviện Đa khoa MEDLATEC Chuyên gia: PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi - Nguyên Phó viện trưởng Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Lịch làm việc: Thứ 4 hàng tuần. Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. Liên hệ đặt lịch qua tổng đài: 1900 56 56 56. |
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!