Tin tức

Cẩn trọng với mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu

Ngày 10/09/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều, kéo theo đó là những biểu hiện khác với bình thường, trong đó có tình trạng đau đầu khó chịu. Do việc dùng thuốc khi mang thai không được khuyến khích nên nhiều người đã tìm đến các mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu. Nhưng những phương pháp đó có an toàn hay không?

1. Các loại đau đầu thường gặp khi mang thai 

Biểu hiện đau đầu khi mang bầu của từng người là khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng nhưng thường sẽ là:

  • Cơn đau xuất hiện một cách mơ hồ.
  • Đau đầu theo từng nhịp.
  • Bị đau đầu nghiêm trọng, ở một nửa đầu hoặc cả đầu.
  • Bị đau buốt ở một bên hoặc cả hai bên mắt.

Các trường hợp bị đau đầu Migraine còn có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như:

  • Cảm thấy buồn nôn và nôn mửa.
  • Khi nhìn có điểm mù, có thể nhìn thấy những tia sáng hoặc các tia chớp sáng,...

2. Nguyên nhân

Tình trạng đau đầu của bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên và cũng tùy theo từng giai đoạn mang thai: 

2.1. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Trong thời gian này, mẹ bầu bị đau đầu thường là do căng thẳng quá mức. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi như:

  • Mất cân bằng nội tiết tố.
  • Gia tăng thể tích tuần hoàn.
  • Cân nặng có sự thay đổi.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau đầu

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau đầu

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng đau đầu ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu khi mang thai như:

  • Cơ thể thiếu nước.
  • Thiếu ngủ.
  • Dừng sử dụng caffeine đột ngột.
  • Thiếu hụt dưỡng chất.
  • Nồng độ đường huyết suy giảm.
  • Ít vận động.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Thị lực bị thay đổi,...

2.2. Trong 6 tháng còn lại của thai kỳ

Trong khoảng thời gian 6 tháng còn lại của thai kỳ, mẹ bầu bị đau đầu có thể do các nguyên nhân khác nhau như:

  • Do cân nặng tăng quá nhanh.
  • Do tư thế nằm.
  • Thiếu ngủ.
  • Bị căng và co thắt cơ.
  • Huyết áp tăng cao.
  • Tiểu đường thai kỳ.

2.3. Các nguyên nhân khác

Mẹ bầu cũng có thể bị đau đầu do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Nhiễm khuẩn xoang.
  • Huyết áp giảm.
  • Huyết khối.
  • Mắc phải các bệnh lý về tim mạch, thần kinh,...

3. Có nên áp dụng mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hay không?

Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu vô cùng nhạy cảm. Chính vì vậy, việc áp dụng mẹo dân gian để trị chứng đau đầu có thể khiến mẹ bầu gặp phải những hậu quả khôn lường, nhất là khi những phương pháp dân gian truyền miệng này chưa có bằng chứng khoa học. Nghiêm trọng hơn, sức khỏe của cả mẹ và bé đều sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. 

Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu không được các bác sĩ khuyến khích

Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu không được các bác sĩ khuyến khích

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, các mẹ bầu không nên áp dụng mẹo vặt dân gian để trị chứng đau đầu của mình ở thời kỳ nhạy cảm này. Khi xuất hiện những cơn đau đầu, mẹ bầu có thể tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp. 

4. Hướng dẫn các biện pháp cải thiện tình trạng đau đầu cho bà bầu an toàn tại nhà 

Thay vì áp dụng các mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu chưa được kiểm chứng, các mẹ có thể tham khảo những biện pháp cải thiện tình trạng này như:

4.1. Massage nhẹ nhàng

Bạn có thể massage một cách nhẹ nhàng ở các khu vực như vai gáy, lưng và cổ để làm giảm những cơn đau đầu. Để gia tăng hiệu quả, các mẹ bầu có thể sử dụng thêm một ít dầu khuynh diệp khi massage để tạo cảm giác dễ chịu hơn. 

4.2. Chườm nóng hoặc lạnh

Tùy vào trường hợp mà bạn có thể cân nhắc nên chườm nóng hay chườm lạnh. Chườm nóng sẽ giúp các mạch máu được giãn nở, kích thích lưu thông máu lên não. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tắm nước ấm để cải thiện cơn đau đầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tắm nước quá nóng với thời gian dài. 

Phương pháp chườm lạnh sẽ có hiệu quả với những trường hợp bị đau đầu do sự giãn nở của các mạch máu. Chườm lạnh ở trên vùng trán sẽ giúp các mô cơ được thu nhỏ, các mạch máu được thắt chặt. Sau một thời gian ngắn, những cơn đau đầu cũng sẽ giảm đi đáng kể. 

4.3. Uống đủ lượng nước cần thiết

Uống đủ nước mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm bớt những cơn đau đầu khi đang mang thai. Nước có vai trò quan trọng đối với quá trình lưu thông máu và hỗ trợ vận chuyển các dưỡng chất cần thiết đi nuôi cơ thể. Chưa dừng lại ở đó, nước cũng là yếu tố cung cấp nguồn năng lượng thông qua việc điều chỉnh, cân bằng những enzyme, vitamin và cả hàm lượng protein ở trong cơ thể. 

Uống đủ lượng nước cần thiết cũng giúp cơn đau đầu được giảm đi đáng kể

Uống đủ lượng nước cần thiết cũng giúp cơn đau đầu được giảm đi đáng kể

4.4. Các liệu pháp tự nhiên khác

Mẹ bầu có thể thử dùng tinh dầu lavender để hỗ trợ làm giảm cơn đau đầu. Hương thơm từ tinh dầu oải hương sẽ giúp bạn ổn định tinh thần và giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những loại tinh dầu thảo dược khác có hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng tinh dầu một cách an toàn cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé và chỉ nên chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. 

5. Các biện pháp phòng ngừa đau đầu khi mang thai

Mẹ bầu bị đau đầu đa phần là do sự thay đổi của cơ thể. Để phòng ngừa những cơn đau đầu xuất hiện, chị em khi đang mang thai có thể thay đổi lối sống và cách sinh hoạt hàng ngày theo xu hướng lành mạnh hơn:

  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế các loại thực phẩm như socola, xúc xích, đồ uống có cồn, đồ uống có caffeine,...
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giúp cơ thể được thoải mái hơn.
  • Tránh xa các khu vực bị ô nhiễm, quá ngột ngạt hoặc có mùi quá nồng,... Hạn chế đến những nơi có quá nhiều ánh sáng hoặc quá ồn ào để tránh bị đau đầu.
  • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên để không gian sống được sạch sẽ, thông thoáng. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng và phòng ngừa đau đầu (yoga, đi bộ,...)

Mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp đơn giản để phòng ngừa cơn đau đầu

Mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp đơn giản để phòng ngừa cơn đau đầu

6. Khi nào bà bầu nên đi khám tình trạng đau đầu?

Thông thường, nếu cơn đau đầu không quá nghiêm trọng, không kéo dài cũng như có kèm theo biểu hiện lạ thì mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp đau đầu tại nhà. Nhưng cần đặc biệt lưu ý và đi khám để tìm ra nguyên nhân khi cơn đau đầu diễn ra ở giai đoạn mang thai được 24 - 26 tuần hoặc đi kèm thêm nhiều triệu chứng bất thường khác như:

  • Cơn đau đầu kéo dài, không có dấu hiệu giảm bớt.
  • Đau đầu một cách đột ngột khi đang ngủ.
  • Bị sưng nề ở các khu vực như tay, chân và ở mặt.
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng khác như bị rối loạn thị giác, bị sốt cao hoặc bị đau cứng cổ,...
  • Đi kèm với những cơn đau ở dưới xương sườn hoặc bụng trên.
  • Tăng cân nhanh chóng không phải do sự phát triển của thai nhi.

Như vậy, có thể thấy rằng việc tự ý áp dụng mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu là không an toàn, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thay vào đó, mẹ bầu hãy đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn 24/7. 

Từ khoá: huyết áp đau đầu

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ
Baidu
map