Tin tức
Cần làm gì khi bị đau dạ dày? Hiện tượng này do đâu mà ra?
- 12/10/2021 |Lý giải nguyên nhân bị đau dạ dày vào buổi tối và cách khắc phục
- 13/10/2021 |Đau dạ dày kèm đi ngoài ra máu mạn tính là biểu hiện của bệnh gì?
- 04/11/2021 |Hướng dẫn và gợi ý chế độ ăn đơn giản cho người đau dạ dày
1. Đau dạ dày - nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng đau dạ dày, trong đó phải kể đến như sau:
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: thường xuyên ăn những đồ chua, đồ cay nóng hoặc thức ăn bị nhiễm độc; ăn uống không đúng giờ giấc, để bụng quá no hoặc quá đói; lạm dụng chất kích thích từ rượu bia và thuốc lá,...
Tác dụng phụ của những thuốc giảm đau kháng viêm khi bệnh nhân sử dụng chúng quá liều.
Ăn uống không lành mạnh, không đúng bữa sẽ dễ dẫn tới tình trạng đau dạ dày
Dovi khuẩnHP gây nên: có đến 80% các trường hợp bị đau dạ dày là do vi khuẩn HP.
Những người hay gặp tình trạngmệt mỏi, căng thẳng đầu óc, chán nản, trầm cảm.
2. Triệu chứng khi bị đau dạ dày
Đau dạ thường sẽ đi kèm với các vấn đề rối loạn đường tiêu hóa như:
Đau ở vùng thượng vị;
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng;
Chướng bụng đầy hơi;
Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa. Biểu hiện này cũng có thể là do các tác động khác như say tàu xe,ngộ độc thực phẩm, rối loạn tâm lý,...;
Suy nhược cơ thể, chán ăn, mất khẩu vị;
Chảy máu đường tiêu hóa: dấu hiệu đặc trưng nhất là thấy trong dịch nôn hoặc trong phân có lẫn máu. Khi gặp hiện tượng này cần phải đưa bệnh nhân nhập viện ngay lập tức.
3. Cần làm gì khi bị đau dạ dày để chấm dứt tình trạng này?
Trong hầu hết các trường hợp nếu đau dạ dày ở mức độ nhẹ thì thường có thể tự khỏi và chưa cần tới sự can thiệp của y tế. Do vậy khi bị đau dạ dày, trước hết người bệnh hãy thực hiện những biện pháp dưới đây để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh:
Nằm nghiêng sang bên phải: do dạ dày nằm ở vị trí bên trái của bụng. Vì thế nếu bạn nằm nghiêng sang trái thì sẽ khiến cho dịch dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản hơn. Bên cạnh đó khi bị đau dạ dày, nếu bạn nằm nghiêng sang phải sẽ làm giảm áp lực lên cơ quan này, giúp giảm đau hiệu quả.
Dùng túi chườm nhiệt hoặc tắm nước ấm: nếu chưa biết cần làm gì khi bị đau dạ dày, bạn hãy chuẩn bị một chiếc túi nhiệt dùng để chườm lên vùng bụng bị đau. Nhiệt lượng có độ ấm vừa phải sẽ thúc đẩy lưu thông máu, giảm co bóp dạ dày và xoa dịu cơn đau. Nếu không muốn chườm nóng, bạn có thể massage vùng bụng hoặc tắm trong nước ấm.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể: khi bị đau dạ dày có thể sinh ra triệu chứngtiêu chảy, nôn ói khiến cơ thể bị mất nhiều nước, gây hao hụt lượng dịch và thất thoát điện giải làm cho người bệnh trở nên mệt mỏi, thậm chí là tụt huyết áp. Chính vì thế khi bị đau dạ dày kèm theo biểu hiện nôn ói hoặc tiêu chảy, bạn hãy uống nhiều nước khoáng, bổ sung chất điện giải tự nhiên từ trái cây và rau củ quả,...
Chườm ấm có thể giúp đẩy lui cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng
Trong trường hợp các triệu chứng của đau dạ dày không thuyên giảm sau khi đã thử áp dụng các biện pháp nêu trên, cơn đau không biến mất và tái phát nhiều lần với mức độ nghiêm trọng gia tăng, thậm chí là chảy máu đường tiêu hóa thì bệnh nhân tốt nhất là nên đi khám để được chẩn đoán kịp thời bằng các phương pháp sau:
Nội soi dạ dày: xác định vị trí ổ viêm hoặc sinh thiết mẫu bệnh để đem đi xét nghiệm tìm vi khuẩn HP.
Chụp X-quang ổ bụng.
Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân giảm cơn đau với những chỉ định như:
Nếu người bệnh bị đau dạ dày do ngộ độc thực phẩm: cần tiến hành rửa ruột, sau đó sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thì sẽ áp dụng phác đồ điều trị bằng kháng sinh.
Nhìn chung khi điều trị đau dạ dày thì bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn các phương pháp giúp bệnh nhân giảm đau, chống nôn và giảm xuất tiết dịch vị vì nếu dạ dày cứ tiếp tục tiết nhiều axit thì tình trạng đau sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
Việc điều trị đau dạ dày đòi hỏi một quá trình lâu dài với các diễn biến và triệu chứng phức tạp, do đó người bệnh cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, dùng thuốc đều đặn đúng liều lượng, đúng loại, không tự ý đổi thuốc hoặc bỏ cuộc giữa chừng cho tới khi bệnh đã được kiểm soát và có thông báo mới từ bác sĩ.
4. Phòng tránh đau dạ dày bằng cách nào?
Một đáp án chung cho cần làm gì khi bị đau dạ dày và phương pháp giúp phòng tránh hiện tượng này đó là áp dụng các biện pháp như sau:
Có một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn đúng bữa, đúng giờ, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết; hạn chế các thực phẩm được chế biến quá cay, quá chua, hoặc quá nóng; ngoài ra trong khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ.
Tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích: không uống nhiều rượu bia, cà phê vì những loại đồ uống này không những có hại cho dạ dày mà còn làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Nói không với hút thuốc lá: chất nicotine chứa trong thuốc lá sẽ kích thích sản sinh ra cortisol làm tăng khả năng hình thành các ổ viêm loét trong dạ dày.
Giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng để giảm bớt nguy cơ đau dạ dày.
Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để dạ dày có thời gian được nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày dài lao động mệt mỏi.
Tránh dùng chung đồ đạc, đặc biệt là vật dụng cá nhân, đồ dùng ăn uống hàng ngày với người bị đau dạ dày do vi khuẩn HP vì HP có khả năng lây lan qua đường tiêu hóa.
Kháng sinh có thể được chỉ định trong điều trị đau dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Thông qua những chia sẻ trên đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hy vọng rằng bạn đã biết cần làm gì khi bị đau dạ dày, khi nào thì có thể xử trí tạm thời tại nhà và khi nào thì nên đi bệnh viện. Gọi ngay tới hotline1900565656nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan tới tình trạng đau dạ dày hoặc các vấn đề về sức khỏe khác nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!