Tin tức
Cách xử lý vết trầy da để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng
- 24/01/2024 |Bị xước da: hướng dẫn cách sơ cứu và điều trị hiệu quả
- 30/01/2024 |Những loại kem bôi rạn da được tin dùng nhất hiện nay
- 25/02/2024 |Tê một vùng da bị mất cảm giác là do đâu và làm sao để phục hồi?
1. Trầy da là gì?
Trầy da hay trầy xước da, xây sát da, trợt da,… là tên gọi chung của vùng da bị tổn thương bề mặt do ma sát, va chạm, tai nạn. Lúc này, các vết trầy xước có thể khiến bạn cảm thấy đau rát, khó chịu, một số trường hợp còn bị sưng đỏ, chảy máu và có nguy cơ nhiễm trùng.
Sự cố trầy da có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở khuỷu tay, bàn tay, đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân. Nguyên nhân gây trầy xước da có thể là rất nhiều, chẳng hạn như vấp té, ngã xe, va chạm,… khiến da bị tiếp xúc và cọ xát với bề mặt thô ráp. Ngoài ra, nhữngvết thươngdo động vật gây ra cũng có thể khiến da bị trầy xước.
Trầy da là tổn thương trên bề mặt da do tai nạn, chấn thương, va đập,…
2. Các mức độ của trầy da
Trầy da có thể xảy ra ở bất cứ người nào với mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy trường hợp.
- Mức độ nhẹ: Là tổn thương nông ở lớp da ngoài cùng (lớp biểu bì), không chảy máu, không để lại sẹo và bạn cảm thấy ít bị đau.
- Mức độ trung bình: Là tổn thương hơi sâu ở lớp biểu bì và lớp hạ bì, kèm theo đó là chảy máu nhẹ và khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu.
- Mức độ nặng: Là tổn thương sâu đến các lớp mô ở hạ bì kèm theo chảy máu nhiều và cảm giác đau nhiều, trường hợp tổn thương nặng có thể sốc, cần được sơ cứu và đến cơ sở y tế để xử lý.
Đối với những vết trầy da mức độ trung bình và nặng, bạn cần biết cách sơ cứu, vệ sinh và chăm sóc, nếu không sẽ dẫn đến các biến chứng như sưng tấy, nhiễm khuẩn, chảy dịch mủ và vết thương có mùi hôi tanh khó chịu. Lúc này, có thể vết thương đang bị nhiễm trùng, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Trầy da có nhiều mức độ nặng nhẹ và có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau
3. Cách sơ cứu, xử lý khi da bị trầy xước
Tùy vào từng trường hợp và mức độ trầy da mà bạn có cách sơ cứu, xử lý cho phù hợp.
Trầy da mức độ nhẹ
Nếu vết trầy da ở mức độ nhẹ và không quá đau đớn, bạn có thể sơ cứu theo các hướng dẫn sau.
- Rửa tay sạch sẽ và lau khô tay trước khi sơ cứu vết thương.
- Dùng muối sinh lý rửa sạch, loại bỏ các dị vật ở miệng vết thương. Sau đó dùng cồn nhẹ để vệ sinh vết thương và vùng da xung quanh.
- Nếu vết thương có bụi bẩn hay tạp chất dính vào thì dùng nhíp để gắp ra. Lưu ý là nhíp phải được tiệt trùng trong cồn trước đó.
- Trường hợp vết thương có chảy máu thì tiến hành cầm máu bằng cách ấn miếng gạc sạch, mềm vào trong vết thương trong vài phút hoặc lâu hơn, đến khi thấy ngừng chảy máu là được.
- Bôi thuốc mỡ có kháng sinh lên vết thương và vùng da xung quanh. Thuốc vừa có tác dụng tiêu diệtvi khuẩn, vừa dưỡng ẩm và ngăn ngừa vết thương hình thành sẹo.
- Dán băng keo cá nhân (với vết thương nhỏ) hoặc băng gạc (với vết thương lớn) để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.
- Thay băng thường xuyên hoặc bất cứ khi nào thấy băng bị bẩn, ướt.
- Nếu cảm thấy đau nhức, bạn có thể uốngthuốc giảm đaunhư paracetamol hoặc ibuprofen.
Vết trầy da cần được vệ sinh sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng
Trầy da mức độ nặng và có biến chứng
Nếu vết trầy da ở mức độ nặng hoặc trong các trường hợp dưới đây thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
- Vết trầy da trên mặt, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ.
- Vết trầy da rộng và sâu, thậm chí có thể nhìn thấy mỡ và cơ bên trong.
- Vết trầy xước bị gây ra bởi vật sắc nhọn bị gỉ sét, bạn không thể loại bỏ được mảnh vụn ở trong vết thương.
- Vết trầy xước bị gây ra bởi người và động vật.
- Vết thương chảy máu nhiều và liên tục trong hơn 20 phút dù đã có biện pháp cầm máu bằng cách đè ép trực tiếp.
- Vết thương sưng tấy và chảy dịch mủ màu xám.
- Cảm giác đau đớn hoặc mất cảm giác đau ở vùng da có vết trầy xước.
- Sốt hơn 38 độ.
4. Những lưu ý khi chăm sóc vết trầy da
Sau khi áp dụng các cách sơ cứu, xử lý vết trầy da như hướng dẫn trên thì để vết thương mau lành, không để lại sẹo, bạn cần lưu ý những vấn đề sau trong quá trình chăm sóc.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi thay băng, gạc cho vết thương.
- Luôn giữ cho vết thương được sạch sẽ và khô ráo.
- Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng để xử lý kịp thời, phòng tránh biến chứng.
- Tránh ăn thực phẩm được nấu từ nếp vì chúng khiến vết thương lâu lành và dễ chảy mủ.
- Hạn chế ăn thịt bò, hải sản để ngăn ngừa vết thương hình thành sẹo.
- Khi đang lành, không dùng tay hay bất kỳ vật gì để gãi, chạm vào vết thương.
- Có thể thoa một số loại thuốc hoặc kem để hạn chế tình trạng hình thành sẹo. Để an toàn thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc nào.
Thay băng gạc thường xuyên và giữ vết thương sạch sẽ, khô ráo là rất quan trọng
Tóm lại, các vết trầy da thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng, tuy nhiên, bạn cần biết cách sơ cứu, xử lý và chăm sóc để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để áp dụng đúng cách nếu chẳng may bị sự cố trầy da. Lưu ý, với các vết thương gây ra bởi các vật sắc nhọn bằng kim loại có rỉ sét thì bạn cần đến cơ sở y tế đểtiêm phòng uốn ván.
Mọi nhu cầu thăm khám, điều trị và tư vấnchăm sóc da, bạn có thể đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất khang trang cùng mức giá hợp lý. Khách hàng cũng có thể đặt lịch khám tạiMEDLATECqua hotline1900 56 56 56,Tổng đài viên của bệnh viên sẽ nhanh chóng hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!