Tin tức
Cách xoa bóp chữa đau đầu gối do thoái hóa khớp gối
- 09/01/2022 |Hỏi đáp: Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không?
- 15/03/2023 |Gợi ý bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối bớt đau nhức
- 27/07/2022 |Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và nên kiêng gì để bệnh sớm cải thiện?
- 30/07/2022 |Hé lộ bí kíp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả và nhanh chóng
1. Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóakhớp gốilà tình trạng lớp đệm giữa các khớp gối bị mòn. Khi đó, xương các khớp sẽ cọ xát vào nhau dẫn tới tình trạng sưng, đau và cứng khớp.
Người già là nhóm đối tượng có nguy cơ bịthoái hóa khớp
- Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là do tuổi tác, bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà tình trạng thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra sớm hơn so với độ tuổi, bao gồm:
+ Tình trạng thừa cân, béo phì khiến tăng áp lực lên các khớp đầu gối và từ đó tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
+ Yếu tố di truyền, trong đó bao gồm đột biến di truyền hay xương bao quanh khớp gối có hình dạng bất thường.
Đau gối do gặp phải chấn thương
+ Giới tính: Nữ giới trung tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới.
+ Do chấn thương vùng đầu gối.
+ Thường xuyên quỳ gối, ngồi xổm, bê vác vật nặng hoặc thực hiện một số động tác làm tăng áp lực cho khớp gối sẽ có nguy cơ thoái hóa cao hơn.
+ Vận động viên thể thao, nhất là vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá,... sẽ có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn những người khác. Nếu những vận động viên này gặp phải chấn thương trong khi thi đấu hoặc tập luyện thì nguy cơ thoái hóa sẽ tăng lên đáng kể.
+ Do mắc phải viêm khớp dạng thấp.
+ Do rối loạn chuyển hóa, có thể kể đến như thừa sắt, thừa hormone tăng trưởng.
- Triệu chứng thoái hóa khớp gối qua từng giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: Người bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng
+ Giai đoạn 2: Người bệnh cảm thấy đau khớp gối sau khi vận động nhiều, chẳng hạn như quỳ gối vài gờ, đi bộ hoặc chạy cả ngày dài,...
+ Giai đoạn 3: Những tổn thương ngày càng rõ ràng hơn. Những cơn đau diễn ra thường xuyên, nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi vận động liên tục,...
+ Giai đoạn 4: Bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng. Mỗi khi cử động người bệnh đều cảm thấy đau và khó chịu.
2. Xoa bóp có tác dụng như thế nào trong điều trị thoái hóa khớp gối?
Trong điều trị thoái hóa khớp, xoa bóp có thể mang lại những lợi ích như sau:
- Giúp cơ thể sản sinh endorphin – được đánh giá như một loại thuốc giảm đau tự nhiên, xoa dịu những cơnđau đầugối.
- Giảm co thắt cơ, giảm tê mỏi.
- Tăng khả năng vận động.
- Tăng lưu thông máu, cải thiện quá trình trao đổi chất.
3. Cách xoa bóp chữa đau đầu gối
Dưới đây là cách xoa bóp chữa đau đầu gối do thoái hóa khớp gối:
- Xát day khớp gối: Ngồi trên một mặt phẳng và duỗi thẳng 2 chân. Hai tay ôm lấy 2 bên khớp gối. Thực hiện xát từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Làm liên tục 20 lần. Tiếp đó úp tay lên xương bánh chè ở cả hai đầu gối và thực hiện day tròn theo chiều từ phải qua trái và từ trái qua phải, thực hiện khoảng 20 lần.
Xoa bóp để giảm đau khớp gối
- Miết khớp gối: Giữ tư thế cẳng chân vuông góc với đùi. Sau đó, dùng ngón tay miết về phía trước đầu gối, sau đó miết về phía sau đầu gối. Thực hiện mỗi bên 20 lần.
- Vận động khớp gối: Để cẳng chân vuông góc với đùi. Sau đó dùng 2 tay ôm lấy khớp gối, thực hiện co duỗi khoảng 20 lần.
4. Lưu ý
- Nên thực hiện xoa bóp khớp gối vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
- Không xoa bóp khi khớp gối đang sưng, nóng, đỏ,...
- Chườm nóng: Đây là một trong những cách giảm đau khá hiệu quả mà bạn có thể kết hợp với xoa bóp khớp gối. Tác dụng của nước nóng là giúp giảm đau, thư giãn cơ, giảm cứng cơ, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.
Bạn có thể tắm nước nóng để mang lại hiệu quả đối với tất cả các khớp hay có thể chườm nóng lên riêng khớp gối, hoặc có thể dùng đèn hồng ngoại (thời gian chiếu đèn tối đa là 30 phút và nên đặt đèn cách da khoảng 60cm). Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng nước nóng ở nhiệt độ từ 30 đến 40 độ C và chườm nóng khoảng 15 phút.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ, không nên mang vác vật nặng. Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối. Tuy nhiên, việc nằm quá lâu một chỗ mà không vận động có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động. Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng để phòng tránh nguy cơ co rút khớp.
5. Phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Tuổi càng cao, nguy cơ đau khớp gối do thoái hóa khớp gối càng cao. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau khớp gối dù mức độ đau, thời gian đau có thể khác nhau. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Tập thể dục để phòng ngừa nguy cơ đau do thoái hóa khớp gối
- Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp. Tốt nhất nên lựa chọn những môn vận động nhẹ nhàng như tập bơi, đi bộ, tập yoga, đi xe đạp. Lưu ý, nên thường xuyên vận động và thời gian cho mỗi lần tập luyện là khoảng 30 phút. Tốt nhất, bạn nên tập ít nhất 3 lần trong một tuần.
- Duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì để tránh làm tăng áp lực lên các khớp, trong đó bao gồm khớp gối.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, nên uống nhiều sữa, ăn sữa chua, tôm, cá,...
- Hạn chế những tư thế không lành mạnh trong sinh hoạt như thường xuyên khom người, cúi người, ngồi xổm và không nên thường xuyên đi giày cao gót,...
Trên đây là một số thông tin về cách xoa bóp chữa đau đầu gối do thoái hóa khớp gối. Để được tìm hiểu thêm một số vấn đề vềxương khớphoặc có nhu cầukhám sức khỏe, kiểm tra xương khớp, mời quý khách hàng liên hệ đến Chuyên khoa Cơ xương khớp củaHệ thống Y tế MEDLATECqua tổng đài1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!