Tin tức
Cách ứng phó khi trẻ sơ sinh bị ho
- 09/12/2022 |Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để giúp con mau khỏi
- 04/05/2023 |Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có sao không? Làm thế nào để khắc phục?
- 08/05/2023 |Trẻ sơ sinh bị ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử trí phù hợp
1. Những nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị ho?
Trước khi tìm cách ứng phó với cơn ho dai dẳng củatrẻ sơ sinhthì các bậc cha mẹ cần phải biết những lý do gây ra tình trạng này. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho rất đa dạng, 1 số lý do chính mà các bậc phụ huynh cần chú ý là:
Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn,... dẫn đến viêm đường hô hấp.
Viêm mũi dị ứng hoặc trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn,...
Thời tiết thay đổi, môi trường thay đổi, vệ sinh kém hoặc trẻ bị cảm lạnh.
Trẻ có thể mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, ho gà, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,...
Trẻ sơ sinh bị ho có thể là phản xạ tự nhiên hoặc dấu hiệu bệnh lý
Những trường hợp trẻ ho đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, thở khò khè, bú kém, quấy khóc nhiều, sổ mũi liên tục, mệt mỏi,.... thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra sức khỏe. Trong những trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị thích hợp để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.
2. Cách chữa ho tại nhà cho trẻ sơ sinh
Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh bị ho, bác sĩ sẽ khuyến khích không nên sử dụng thuốc thay vào đó là hướng dẫn mẹ cách chữa ho hiệu quả. Các chỉ định điều trị sử dụng thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh áp dụng khi biện pháp chăm sóc không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng bé ngày càng nghiêm trọng. Để giúp trẻ sơ sinh cải thiện tình trạng ho, các mẹ có thể tham khảo một số cách ứng phó sau:
Vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh đường hô hấp sẽ giúp loại bỏ các chất tiết, dịch nhầy trong mũi. Khi đó trẻ dễ dàng tống đờm ra ngoài, giảm sưng đường hô hấp, giúp bé dễ thở và cải thiện tình trạng ho, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch và thông thoáng đường hô hấp
Cho trẻ bú nhiều hơn
Với những trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì nên cho bé bú nhiều hơn để bổ sung nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi hay đường hô hấp. Đồng thời, giúp bé tăng cường sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước ấm để ngăn tiết dịch mũi, làm dịu cổ họng, giảm các kích thích ho hiệu quả.
Thay đổi tư thế ngủ
Với những trẻ sơ sinh bị ho, khi bé ngủ các mẹ cần chú ý kê đầu bé cao hơn bình thường ở mức vừa phải để dễ thở và cải thiện tình trạng ho. Lúc này bé cũng sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Đồng thời, mẹ cần chú ý giữ ẩm không khí để làm giảm các kích thích ho.
Chườm ấm
Sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm đặt lên ngực và cổ bé để cải thiện tình trạng ho. Tuy nhiên, mẹ không được chườm nóng liên tục cho trẻ sơ sinh quá 20 phút hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cần thiết.
Thoa dầu tràm
Dầu tràm được các mẹ sử dụng nhiều trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Đặc biệt khi trẻ ho, mẹ có thể thoa dầu tràm ở các vị trí như lưng, ngực, cổ để giữ ấm hoặc nhỏ vài giọt vào nước tắm. Dầu tràm sẽ giúp đường hô hấp trẻ thông thoáng đồng thời kích thích mũi tiết dịch nhầy và tống chúng ra ngoài, từ đó giảm biểu hiện ho.
Dầu tràm là sản phẩm được các bà mẹ sử dụng thường xuyên khi chăm sóc trẻ ho
3. Một số chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho tại nhà
Để đảm bảo quá trình chăm sóc trẻ an toàn và cải thiện tình trạng ho hiệu quả, các bậc cha mẹ cần chú ý:
Trong một số trường hợp, các mẹ còn sử dụng nhiều biện pháp dân gian trị ho bằng thảo dược như hẹ, húng chanh, bạc hà, quất hồng bì, cam nướng,... Tuy nhiên, những phương pháp này hay bất kỳ cách chữa ho không chính thống cũng cần phải được tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối để hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch sẽ an toàn và tốt hơn cho con.
Các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh không vội vã cho trẻ uống các loại thuốc trị ho vì nhiều loại thuốc giảm ho làm tăng nguy cơ viêm phổi khiến tình trạng diễn biến phức tạp.
Việc uốngkháng sinhkhi không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn. Đôi khi không mang lại hiệu quả trị ho mà còn làm ảnh hưởng sức khỏe và gây ra những hệ lụy trong tương lai, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.
Tóm lại, giai đoạn trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu nên những chất đưa vào cơ thể trẻ cần phải đảm bảo an toàn nên các mẹ không được tự ý chữa ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các trường hợp khi áp dụng chế độ chăm sóc tốt, trẻ sẽ có thể hết ho mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị ho không được cải thiện thì mẹ cần đưa trẻ đến gặp bạc sĩ càng sớm càng tốt.
Không tự ý cho trẻ uống thuốc ho hay kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ
Nếu các bậc phụ huynh đang cần một địa chỉ an toàn để kiểm tra tình trạng trẻ sơ sinh bị ho thì Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những nơi uy tín, chất lượng hiện nay.
Tại MEDLATEC, bé sẽ được các bác sĩ nhi khoa với trình độ chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp. Đồng thời, trong trường hợp cần thiết cần thực hiện kiểm tra cận lâm sàng, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn sẽ hỗ trợ để có kết quả chính xác nhất.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn về chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho hay bất kỳ thắc mắc nào, các bậc phụ huynh có thể liên hệ vớiBệnh viện Đa khoa MEDLATECthông qua tổng đài1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!