Tin tức

Cách tính và ý nghĩa kết quả chỉ số BMI trẻ em

Ngày 06/07/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thông qua chỉ số BMI, bác sĩ sẽ đánh giá được trẻ có có cân nặng chuẩn, nhẹ cân, thừa cân hay béo phì. Từ đó, giúp cha mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày cho trẻ sao cho phù hợp. Vậy cụ thể BMI trẻ em là gì? Cách tính và ý nghĩa kết quả chỉ số này ra sao? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
  1. 1. BMI ở trẻ được hiểu như thế nào?

Định nghĩa BMI ở trẻ em cũng giống như người lớn, có nghĩa là chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên chiều cao và cân nặng của trẻ.

Chỉ số BMI của trẻ giúp đánh giá được tình trạng dinh dưỡng, từ đó có cách điều chỉnh chế độ ăn uống và các phương pháp vận động để giúp bé có được số cân nặng hợp lý cũng như vóc dáng phù hợp với lứa tuổi.

BMI đánh giá tình trạng sức khỏe của bé

BMI đánh giá tình trạng sức khỏe của bé

Chỉ số khối cơ thể BMI sẽ có sự thay đổi lớn trong quá trình trẻ phát triển và trưởng thành. Ý nghĩa của BMI khác nhau phụ thuộc theo lứa tuổi và giới tính.

2. Cách tính chỉ số BMI ở trẻ

Để biết trẻ có đang bị các vấn đề về cân nặng hay không bố mẹ cần nắm được cách tính chỉ số BMI ở trẻ. Cách tính chung như sau:

Chỉ số BMI = Tổng số cân nặng/ (Chiều cao)^2

Trong đó: cân nặng có đơn vị tính là kg, chiều cao có đơn vị tính là cm

Sau khi ra được chỉ số BMI, cha mẹ cần dựa vào biểu đồ tỷ lệ phần trăm chỉ số BMI để có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng dinh dưỡng của bé. Biểu đồ tỉ lệ này giới hạn độ tuổi từ 2 cho đến 20 tuổi và được biểu diễn theo các khung cố định. Đây là biểu đồ được áp dụng phổ biến, nó phản ánh rõ tình trạng sức khỏe ở trẻ (đang ở mức thiếu cân, hay dinh dưỡng tốt; có nguy cơ bị béo phì hay đang bị béo phì).

Có thể dễ dàng tính được chỉ số BMI

Có thể dễ dàng tính được chỉ số BMI

3. Cách đánh giá kết quả chỉ số BMI

Dựa vào kết quả tính chỉ số BMI theo công thức đã đề cập phía trên kết hợp với biểu đồ tỷ lệ BMI, cha mẹ có thể đánh giá chỉ khối cơ thể của con như sau:

Khi kết quả phần trăm chỉ số BMI cho ra là:

  • Từ 5 đến 85%

Đây là con số tuyệt vời, thể hiện rằng trẻ đang ở mức cân đối với số cân nặng và chiều cao hoàn toàn cân xứng. Ở mức độ này, thể trạng của trẻ rất tốt, khỏe mạnh, trẻ ít có nguy cơ mắc các bệnh liên quan. Cơ thể cân đối nên trẻ sẽ có xu hướng năng động và hoạt bát hơn.

  • Dưới 5%

Chỉ số này thể hiện trẻ đang ở mức thiếu cân. Cha mẹ có thể nhận rõ cơ thể của trẻ rất gầy do không thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Nếu duy trì tình trạng này, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương như: loãng xương, còi xương,... Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ cũng dễ dàng bị suy yếu, dễ mắc các bệnh liên quan tới nhiễm trùng, hạ huyết áp, da dẻ xanh xao,...

  • Trên 85%

Biểu hiện trẻ đang bị thừa cân hay còn gọi là béo phì. Mức độ này trẻ dễ mắc các bệnh như: thừa lipid máu, huyết áp cao, các bệnh lý mạch vành và tiểu đường.

Ngoài ra, nếu tình trạng mỡ tích tụ dày ở cơ hoành sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hô hấp của trẻ. Béo phì cũng gây một số ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gan như sỏi mật, gan nhiễm mỡ, đầy hơi, táo bón, trực tràng,...

Biểu đồ đánh giá chỉ số BMI ở trẻ

Biểu đồ đánh giá chỉ số BMI ở trẻ

Dựa theo cách đánh giá này, cha mẹ sẽ có thể điều chỉnh chế độ ăn cũng như phương pháp vận động hợp lý cho con. Nếu tình trạng của trẻ không được cải thiện hãy đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

4. Làm thế nào để giữ chỉ số BMI ở trẻ em ổn định?

Để giữ chỉ số BMI ở mức chuẩn, cha mẹ cần lưu ý và đảm bảo những yếu tố sau:

Chế độ ăn uống

Các bữa ăn của trẻ phải đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt chú trọng rau xanh và hoa quả. Trẻ thường có xu hướng lười ăn rau nên mẹ cần tạo thói quen cho bé, bổ sung rau và trái cây vào các bữa ăn trong ngày.

Cha mẹ tránh để trẻ ăn đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh và cách thức uống có ga, có đường. Những đồ ăn, đồ uống này vừa để lại tác động không tốt đến sức khỏe, vừa là nguyên nhân khiến bé tăng cân mất kiểm soát nếu sử dụng quá nhiều.

Bổ sung đầy đủ rau củ quả để đảm bảo dưỡng chất cho trẻ

Bổ sung đầy đủ rau củ quả để đảm bảo dưỡng chất cho trẻ

Các khoáng chất tốt cho cơ thể chứa lysine và các vitamin cần thiết như kẽm, sắt, selen,… giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, và cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Cha mẹ cần lưu ý để con có thể tiếp nhận được đầy đủ dưỡng chất một cách tốt nhất.

Chế độ sinh hoạt

Cha mẹ cần tạo thói quen tập thể dục hàng ngày cho bé. Dành ít nhất một ngày một giờ để vận động, luyện tập thể dục cho bé năng động, cơ thể không ù lì. Thời gian đầu, mẹ có thể cho bé tập thể dục với thời lượng ngắn rồi tăng dần sau đó. Thói quen này sẽ giúp thể chất của bé được phát triển một cách hoàn thiện nhất, cơ thể cũng sẽ trở nên cân đối hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, nếu thấy bé đang thiếu cân hoặc thừa cân cần có biện pháp cải thiện ngay lập tức để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Hãy bổ sung đủ dưỡng chất để trẻ có thể phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần nhé!

Nhìn chung, việc theo dõi chỉ số BMI trẻ em là rất cần thiết. Bởi chỉ số này có vai trò quan trọng tới việc theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu đã có những biện pháp giải quyết mà tình trạng thiếu cân hoặc thừa cân không được cải thiện, cha mẹ hãy đưa bé đến chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoaMEDLATECđể được thăm khám và đưa ra hướng điều trị an toàn và phù hợp nhất.

Để được tư vấn và đặt lịch cụ thể hãy liên hệ ngay vớiMEDLATECqua số hotline1900 56 56 56!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map