Tin tức
Cách ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường
- 27/08/2023 |Người bị tiểu đường ăn gì thay cơm để không tăng đường huyết?
- 22/01/2024 |Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm cho biết điều gì?
- 29/01/2024 |Tìm hiểu về chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi
- 18/04/2024 |Vì sao bà bầu dễ tăng đường huyết? Cách hạ đường huyết cho bà bầu?
1. Một số biến chứng bệnh tiểu đường
Trước khi tìm hiểu về những cách giúp ổn định đường huyết ở người bệnhtiểu đường, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải nếu không điều trị tích cực:
Biến chứng tiểu đường rất dễ xảy ra nếu không kiểm soát bệnh hiệu quả
- Những vấn đề nghiêm trọng về da: Người bệnh dễ bị mụn, nhiễm khuẩn,... Những tổn thương ở da thường kéo dài, khó điều trị, dễ tái phát.
- Biến chứng có thể xảy ra ở mắt: Xuất huyết mạch máu nhỏ ở vùng đáy mắt, mắc phải bệnh võng mạc, suy giảm thị lực, gây mù lòa. Bệnh nhân tiểu đường nên khám mắt theo định kỳ để phát hiện sớm bất thường.
- Biến chứng thần kinh: Khi đường huyết tăng cao, mạch máu của người bệnh rất dễ bị tổn thương và làm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Do đó, bệnh nhân dễ bị mất cảm giác ở chân, dễ bị loét bàn chân vì những chấn thương không được xử trí kịp thời, cuối cùng, người bệnh có nguy cơ bị cắt cụt chi.
- Gâysuy thậnvà từ đó gây hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn nhưmất ngủ,huyết áptăng, chán ăn, cơ thểmệt mỏi,...
- Biến chứng tim mạch: Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp phải một số bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp, rối loạn đông máu,... và nếu can thiệp chậm trễ có thể dẫn đến tử vong.
2. Làm sao để giúp người bệnh ổn định đường huyết?
Để có thể ổn định đường huyết và kiểm soát bệnh hiệu quả, người bệnh cần:
2.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp với tình trạng sức khỏe
Nếu tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Những thành phần và lượng thức ăn mà người bệnh bổ sung hàng ngày sẽ có sự tác động trực tiếp và rất lớn đến mức đường huyết. Những lưu ý về chế độ ăn dành cho người bệnh như sau:
Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học
- Người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm phù hợp với sức khỏe mà còn phải ăn đúng liều lượng. Không nên ăn quá ít cũng không nên ăn quá nhiều, cần đảm bảo ăn đầy đủ, duy trì cân nặng ở mức vừa phải để có được thể trạng sức khỏe một cách tốt nhất.
+ Nên hạn chế ăn tinh bột và cung cấp đủ nước cho cơ thể, ưu tiên ăn các loại trái cây và các loại rau xanh.
+Tùy vào độ tuổi và chế độ sinh hoạt, vận động trong ngày, người bệnh hãy cân đối lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể và lượng thức ăn tiêu hao.
+ Thay vì ăn 3 bữa chính, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
+ Không nên ăn quá no và cũng không nên để cơ thể bị quá đói. Không nên bỏ bữa.
+ Cân đối các dưỡng chất dung nạp vào cơ thể, gồm tinh bột, chất béo và chất đạm. Nên lựa chọn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường thấp. Có thể ăn loại đường dành riêng cho người tiểu đường và người đang trong chế độ ăn kiêng.
+ Duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ.
- Nên hạn chế ăn:
+ Không nên ăn những loại đồ ăn nhanh, thực phẩm có chứa nhiều muối, các loại thực phẩm lên men.
+ Không nên ăn nội tạng động vật, mỡ động vật.
+ Không nên ăn những loại đồ ngọt như chè, bánh kẹo,...
+ Không nên uống các loại nước ngọt đóng chai, rượu bia và không nên hút thuốc lá.
+ Tuy rằng trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng người bệnh cũng không nên ăn các loại trái cây quá ngọt như xoài, mít, nho, sầu riêng, chôm chôm, chuối,…
2.2. Duy trì chế độ vận động phù hợp hỗ trợ ổn định đường huyết
Người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ vận động để kiểm soát đường huyết, giữ cân nặng ở mức ổn định và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng với chế độ vận động khoa học chính là cách giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Vận động thường xuyên cũng là cách giúp ổn định đường huyết
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng, trước khi thực hiện chế độ tập luyện, cần kiểm tra sức khỏe để hạn chế những biến chứng có thể gặp phải nếu tập luyện quá nhiều hoặc tập luyện với cường độ cao. Không nên tập luyện nếu cơ thể đang cảm thấy quá đói và quá mệt.
Người bệnh nên chọn những bài tập hay các môn thể thao phù hợp với thể trạng sức khỏe và có thể tập luyện lâu dài. Trong đó, bộ môn đi bộ được rất nhiều người bệnh lựa chọn vì dễ thực hiện, có thể tập luyện ở bất cứ nơi đâu mà không tốn kém chi phí.
Bạn nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày và không nên dừng tập luyện quá 2 ngày liên tiếp. Nếu không có thời gian, bạn có thể chia nhỏ thời gian tập luyện vào những thời điểm phù hợp trong ngày.
Một số hoạt động giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả có thể kể đến như đi bộ, làm vườn, lau nhà, đi bộ nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn,... Bạn không nên ngồi quá lâu. Sau mỗi 30 – 60 phút làm việc, bạn nên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng. Ngoài ra, đi bộ nhanh trong nước, bơi lội,... cũng là những môn thể thao phù hợp với bệnh nhân tiểu đường và bị thoái hoá khớp.
Nên đi khám nếu có biểu hiện nghi ngờ tiểu đường
Trên đây là một số gợi ý về cách ổn định đường huyết dành cho bệnh nhân tiểu đường. Chế độ ăn uống khoa học cũng như vận động thường xuyên là hai yếu tố quan trọng giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường huyết và đảm bảo sức khỏe. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56củaHệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!