Tin tức
Cách nấu nước dashi rau củ cho bé 6 tháng tuổi cha mẹ nên tham khảo
- 18/07/2022 | Những lưu ý quan trọng cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn
- 30/09/2024 | Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ và nguyên tắc khi cho bé ăn dặm bố mẹ cần biết
- 26/10/2024 | Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng
1. Nước dashi rau củ là gì?
Nước dashi rau củ là một loại nước dùng truyền thống trong ẩm thực Nhật Bản, được chế biến từ các loại rau củ tươi ngon như cà rốt, hành tây, cần tây… Không chỉ giúp món ăn của trẻ thêm hấp dẫn, nước dashi rau củ còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nước dashi rau củ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết
Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, trong chế biến món ăn không nên sử dụng muối hay các gia vị khác để nêm nếm và nước dashi rau củ chính là một lựa chọn rất an toàn giúp các bữa ăn dặm của trẻ trở nên đa dạng, phong phú và đầy đủ dinh dưỡng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì không nên sử dụng nước dashi quá đậm đặc để không gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
2. Những nguyên tắc khi nấu nước dashi rau củ
Để đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng, khi nấu nước dashi rau củ cho bé, mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng sau đây:
Một số loại rau củ không nên kết hợp với nhau khi nấu nước dashi
Cà rốt và củ cải trắng: Trong củ cải trắng có chứa rất nhiều vitamin C, nhưng trong cà rốt chứa một enzyme có khả năng phân hủy vitamin C. Chính vì vậy khi kết hợp 2 loại củ này với nhau, không chỉ khiến cho hàm lượng vitamin C từ củ cải sẽ bị mất đi mà còn có thể khiến cho trẻ bị khó tiêu;
- Bí đỏ và cải thìa: Trong bí đỏ có chưa một loại enzyme có khả năng phá hủy vitamin C trong cải thìa. Do vậy mẹ nên tránh kết hợp 2 loại rau củ này với nhau để tránh gây hao hụt dinh dưỡng;
- Không kết hợp cà chua, khoai tây, khoai lang: 3 loại củ này khi kết hợp với nhau có thể kiến cho trẻ bị tiêu chảy;
- Cà chua và dưa leo: Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào trong khi đó trong dưa leo lại có chất phân giải vitamin C. Khi kết hợp, có thể làm giảm hàm lượng vitamin C trong cà chua.
Cách bảo quản và rã đông nước dashi
Nước dashi sau khi nấu, hãy để nguội hoàn toàn trước khi cho vào lọ thủy tinh hoặc hộp kín có nắp. Nước dashi có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 - 5 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn có thể đông lạnh nước dashi. Chia nước dashi vào các khay đá hoặc túi zip nhỏ, sau đó cho vào ngăn đông.
Sau khi cấp đông để nước dashi vẫn giữ được dinh dưỡng, khi cần sử dụng mẹ nên hấp cách thủy hoặc chuyển nước dashi từ ngăn đông xuống ngăn mát tủ lạnh để qua đêm, cho nước tan từ từ và sử dụng vào ngày hôm sau.
Đa dạng hóa các loại rau củ
Tùy vào sở thích của bé, mẹ có thể kết hợp đa dạng các loại rau củ quả khác nhau như rau cải ngọt, su su, bắp cải… để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ.
Đa dạng các loại rau củ khi chế biến nước dashi cho trẻ
Cần lưu ý không lựa chọn những loại rau củ có vị đắng hay chát để bé có thể thưởng thức dễ dàng hơn.
3. Gợi ý cách nấu nước dashi rau củ cho bé 6 tháng tuổi
Bên cạnh vai trò và ý nghĩa đối với sức khỏe, cách nấu nước dashi rau củ cho bé 6 tháng tuổi là chủ đề mà nhiều cha mẹ quan tâm tìm hiểu.
Về cách nấu nước dashi rau củ cho bé 6 tháng tuổi sẽ không bắt buộc về nguyên liệu, mẹ có thể thoải mái sáng tạo các công thức từ các loại rau của quả khác nhau để tạo ra những công thức nước dashi thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bữa ăn dặm của trẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Mướp
- Khoai tây
- Khoai lang
- Ngô
- Bắp cải
- Su su
- Cà rốt
Cách nấu nước dashi rau củ cho bé 6 tháng tuổi rất đa dạng công thức
Cách chế biến
Chọn nguyên liệu tươi ngon. Các nguyên liệu sau khi mua về bạn cần sơ chế sạch sẽ. Su su, cà rốt, khoai lang và khoai tây đem gọt vỏ sau đó đem ngâm với nước muối loãng. Vớt ra, để ráo sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. Lưu ý các nguyên liệu không nên cắt quá nhỏ sẽ dễ bị chín nhừ, nhũn và làm cho nước dashi không được trong.
Đun sôi 800ml nước rồi cho ngô, khoai tây, khoai lang, su su, cà rốt vào trước. Đun sôi hỗn hợp trên lửa vừa trong vòng 20 phút sau đó cho hết các nguyên liệu còn lại vào. Tiếp tục nấu thêm khoảng 10p nữa rồi tắt bếp. Để nước dashi nguội, sau đó dùng rây lọc bỏ bã rau củ. Phần nước còn lại đem bảo quản trong tủ lạnh, tối đa khoảng 1 tuần để đảm bảo giữ nguyên được những giá trị dinh dưỡng
4. Những lưu ý khi sử dụng nước dashi rau củ cho bé
Để phát huy tối đa công dụng, khi cho bé sử dụng nước dashi rau củ mẹ cũng nên chú ý một số những điều quan trọng như sau:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ loại nước dùng nào, kể cả nước dashi rau củ;
- Có thể cho bé làm quen dần với nước dashi, bắt đầu với lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé.
- Ban đầu, nên pha loãng nước dashi với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 để giảm độ đậm đặc;
- Mỗi lần sử dụng chỉ cần rã đông một lượng nước dashi vừa đủ;
- Khi nấu nước dashi, mẹ cần nghiên cứu nên kết hợp các loại rau củ nào với nhau mang lại hiệu quả tốt;
- Nguyên liệu phải đảm bảo được độ tươi, ngon. Những thực phẩm khô héo có thể đã biến chất không đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết;
- Không nên trữ đông quá nhiều nước dashi vì để lâu không chỉ khiến các dưỡng chất bị mất đi mà còn không đảm bảo vệ sinh;
- Sau khi rã đông nước dashi nếu không dùng hết thì không nên làm đông lại;
- Dù nước dashi mang lại hương vị ngon miệng, tuy nhiên không nên chỉ cho bé ăn cháo nấu với nước dashi. Bé vẫn cần bổ sung những giá trị dinh dưỡng từ thực phẩm thật như rau củ, thịt, cá hoặc rong biển.
Hy vọng những công thức chế biến nêu trên đã giúp cha mẹ “bỏ túi” cách nấu nước dashi rau củ cho bé 6 tháng tuổi giàu dinh dưỡng. Mọi thắc mắc trong quá trình sử dụng nước dashi rau củ trong thực đơn dành cho con yêu hoặc cần tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng, cha mẹ vui lòng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!