Tin tức
Cách khắc phục tình trạng mồ hôi muối
- 11/11/2022 |Điều trị và ngăn ngừa tình trạng tiết nhiều mồ hôi chân
- 29/12/2022 |Mồ hôi vùng kín ở nam và nữ giới: Nguyên nhân và giải pháp
- 16/01/2023 |Cắt tuyến mồ hôi nách - mọi điều nên biết trước khi phẫu thuật
1. Hiểu thế nào là mồ hôi muối?
Mồ hôi là một dạng dịch tiết ra trong và sau quá trình bạn vận động mạnh. Nó có tác dụng làm giảm nhiệt độ cơ thể khi bạn cảm thấy nóng nực. Mồ hôi có thể tiết ra do nhiều lý do khác như sốt cao, lo lắng,...
Mồ hôi muối có thể là dấu hiệu bệnh lý
Tuỳ vào từng cơ địa của mỗi người mà lượng mồ hôi tiết ra sẽ khác nhau. Có trường hợp mồ hôi được xác định là mồ hôi muối do sở hữu những đặc điểm sau:
- Mồ hôi muối được kết kinh từ các phân tử nước và lượng muối nhỏ xuất hiện trong quá trình điện giải các chất như Clo, Kali, Natri,... và một số chất khác nữa, nên nó thường có vị mặn rất đặc trưng.
- Sau khi toát mồ hôi muối, cơ thể có thể xuất hiện các kết tinh trắng trên áo (khi khô lại).
Mồ hôi muối có thể là biểu hiện sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc một số bệnh lý nào đó. Căn cứ mức độ mặn của mồ hôi, các bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh.
2. Mồ hôi muối có sao không?
Về bản chất, mồ hôi muối không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, nếu độ mặn thay đổi thì cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là đối tượng trẻ em, khi mồ hôi muối xuất hiện có thể là biểu hiện của các bệnh xơ nang.
Cụ thể hơn về bệnh xơ nang:
Xơ nang được hình thành do 2 gen trong cơ thể bị lỗi hoặc đột biến. Trong đó sẽ có một dạng đột biến xuất hiện, gây gián đoạn quá trình vận chuyển clorua trong cơ thể khi đi qua các thành tế bào. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì lượng muối bài tiết trong cơ thể luôn cao hơn mức quy định chung. Các chất nhầy trong phổi và hệ tiêu hoá cũng trở nên đặc dính hơn.
Mồ hôi muối xuất hiện trên cả đối tượng trẻ em
Xơ nang có thể xuất hiện nhiều ở trẻ em do yếu tố bẩm sinh, bị ảnh hưởng trực tiếp khi bố mẹ có mang gen mầm bệnh trước đó. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở trên đối tượng này. Do vậy, bố mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng mồ hôi của con, nếu thấy có vị mặn hay kết tinh trắng, hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
3. Các biện pháp khắc phục tình trạng đổ mồ hôi muối
Mồ hôi muối là tình trạng phổ biến ở người lớn nhưng cũng là dấu hiệu của bệnh xơ nang khi chúng xuất hiện ở cơ thể trẻ nhỏ. Vậy nên, bạn cần biết cách khắc phục tình trạng này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và con em mình. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể:
3.1 Chế độ dinh dưỡng
Đầu tiên, bạn cần cân bằng được chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thực đơn các bữa ăn không nên bổ sung quá nhiều lượng muối. Kiểm soát được lượng natri đưa vào cơ thể, tình trạng mồ hôi muối sẽ được cải thiện rõ rệt. Cách tốt nhất, bạn hãy bổ sung lượng muối theo quy chuẩn sau:
- Người trưởng thành: Một ngày không nên tiêu thụ quá 2,3g natri.
- Bệnh nhânđái tháo đường, người lớn tuổi, tăng huyết áp: Một ngày không nên tiêu thụ quá 1,5g natri.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng để khắc phục tình trạng mồ hôi muối
Một số món ăn được chế biến với nhiều tỏi hay hành tây cũng sẽ làm gia tăng lượng mồ hôi muối tiết ra và gây ra một số mùi cơ thể khó chịu. Bạn có thể tránh sử dụng thường xuyên.
Mùi cơ thể của bạn sẽ nặng hơn khi tiết ra mồ hôi muối. Vậy nên, hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng để hạn chế tình trạng này.
3.2 Lên kế hoạch luyện tập bài bản
Mồ hôi muối chủ yếu tiết ra trong quá trình luyện tập thể dục thể thao. Theo nghiên cứu, trung bình cứ một lít mồ hôi tiết ra 500mg lượng Natri.
Trong trường hợp bạn vận động quá sức, trung bình một ngày cơ thể có thể đào thải ra 1,1g natri. Do đó, bạn nên giữ cho mình một chế độ luyện tập phù hợp. Nếu không quen với việc tập luyện trong môi trường nóng bức, bạn chỉ nên rèn luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng tại gia đình hoặc ngoài trời.
3.3 Một số phương pháp khác
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một trong số những phương pháp sau để hạn chế lượng mồ hôi muối cơ thể:
- Mặc thêm những loại áo lót có độ thấm hút mồ hôi tốt bên trong các bộ đồ thường phục. Điều này sẽ giúp lượng mồ hôi muối không làm ướt ra chiếc áo bên ngoài.
- Khi bạn tập luyện hoặc vận động mạnh, nên ưu tiên sử dụng các bộ đồ có màu, có đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, giúp áo khô nhanh chóng. Sau mỗi lần vận động mạnh như vậy bạn cần giặt quần áo sạch sẽ và thao tác kỹ lưỡng, tránh tình trạng muối tồn đọng trên áo. Quần áo sẽ dễ bị ăn mòn bởi tính mặn của Natri.
- Có thể sử dụng các loại dung dịch ngăn cản quá trình tiết ra mồ hôi ở một số vị trí trên cơ thể.
Ưu tiên mặc những trang phục thấm hút mồ hôi tốt khi vận động
Nếu bạn tuân thủ các biện pháp như trên, tình trạng mồ hôi muối sẽ có những cải thiện rõ rệt. Về bản chất, tình trạng mồ hôi muối có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, theo từng cơ địa. Tuy nhiên nó cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nào đó. Bạn cần xác định nguyên nhân chính xác gây ra mồ hôi muối để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Lưu ý rằng, nếu lượng mồ hôi muối tiết ra quá nhiều không thể kiểm soát được, hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra những phương pháp giúp bạn dễ dàng cân bằng tuyến mồ hôi muối tiết ra trong cơ thể mình.
Nếu bạn muốn được tư vấn cụ thể hơn hay cần giải đáp bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe, y tế, hãy liên hệ vớiMEDLATECqua số hotline1900 56 56 56của bệnh viện ngay nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!