Tin tức
Cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn và hiệu quả
- 26/10/2022 |Bác sĩ hướng dẫn cách điều trị lao phổi tại nhà theo chuẩn y khoa
- 02/12/2022 |Những di chứng sau khi điều trị lao phổi bệnh nhân có thể gặp
- 15/12/2022 |Bệnh lao phổi có chữa được không? Bệnh nguy hiểm như thế nào?
- 17/12/2022 |Bị lao phổi nhưng không ho có lây cho người khác không?
1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh lao phổi
1.1. Nguyên nhân gâylao phổi
Vi khuẩnlao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây lao phổi. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này có thể gây bệnh ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể tương ứng với một số bệnh lý như lao khớp, lao hạch, lao màng não, lao ruột, lao màng bụng, lao sinh dục,... Lao phổi được đánh giá là phổ biến nhất.
Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách điều trị lao phổi tại nhà
Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công và tiêu diệt chúng. Ở những người có sức đề kháng kém thì việc tiêu diệt vi khuẩn lao sẽ rất khó khăn. Khuẩn lao có thể “vượt qua” hệ miễn dịch để phát triển và gây bệnh, đồng thời, thời gian phát bệnh cũng rất nhanh chóng. Với những trường hợp sức đề kháng tốt, vi khuẩn lao phát triển chậm, thậm chí không phát bệnh.
Người lành có thể nhiễm bệnh nếu hít phải không khí có chứa vi khuẩn lao khi người bệnh ho và hắt hơi ra môi trường. Căn bệnh này có thể lây lan nhanh chóng, ngay cả khi đã được áp dụng các phương pháp phòng ngừa. Do đó, khó kiểm soát và rất dễ lan ra diện rộng.
Những trường hợp dễ mắc lao phổi:
+ Người tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi, chẳng hạn như người nhà, người chăm sóc bệnh nhân, hay những người thân thiết khác,...
+ Các trường hợp có hệ miễn dịch yếu do mắc phải các bệnh như bệnh về gan, bệnh HIV,...
+ Người đi từ vùng dịch về.
1.2. Biểu hiện nhận biếtbệnh laophổi
Giai đoạn đầu, bệnh thường không gây ra triệu chứng nên rất khó phát hiện hoặc dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Bước sang giai đoạn tiến triển bệnh, người mắc lao phổi thường có những triệu chứng như sau:
Người bệnh bị ho dài ngày, có thể từ 3 tuần hoặc thậm chí là vài tháng
- Có những trường hợp ho khan nhưng cũng có những trường hợp ho ra đờm, máu.
- Tức ngực, khó thở.
- Vào ban đêm, bệnh nhân lao phổi thường bị đổ mồ hôi.
- Vào chiều tốt, người bệnh hay bị sốt nhẹ hoặc ớn lạnh.
- Ăn không ngon miệng và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn được nằm nghỉ ngơi.
- Suy nhược cơ thể và sút cân không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng bệnh lao phổi rất đa dạng. Do đó, nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc lao phổi, bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm, từ đó điều trị kịp thời và phòng tránh lây nhiễm cho người khác.
2. Cách điều trị lao phổi tại nhà
Trong khi nhiều người áp dụng cáccách điều trị lao phổi tại nhàthì một số khác lại băn khoăn không biết có nên điều trị lao phổi tại nhà hay không. Theo các chuyên gia, nếu mắc lao phổi nhưng không gây triệu chứng, vi khuẩn không hoạt động hay còn gọi là bệnh lao tiềm ẩn thì người bệnh có thể không cần điều trị hoặc chỉ định điều trị tại nhà.
Đối với những trường hợp mắc lao thực tổn, tùy vào từng bệnh nhân cụ thể cũng như nguy cơ lây lan bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về việc cho bệnh nhân nhập viện hay điều trị tại nhà.
Dưới đây là những hướng dẫn đối với người bệnh về cách điều trị lao phổi tại nhà:
- Về vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi: Đây là bệnh lý rất dễ lây truyền vì thế bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
Nên cách ly tại phòng riêng
+ Khi phát hiện mình bị bệnh lao phổi cần nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây nhiễm cho người khác.
+ Khi giao tiếp, cần đeokhẩu trang. Nếu hắt hơi hoặc ho thì cần che miệng vào khăn giấy, sau đó vứt vào túi buộc kín và vứt bỏ.
+ Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn hay xà phòng.
+ Dọn dẹp phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, nên ở trong phòng có ánh nắng mặt trời.
+ Nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
+ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo đúng lịch hẹn.
- Về chế độ dinh dưỡng
Khi mắc lao phổi, bệnh nhân cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến cho vi khuẩn có thêm cơ hội phát triển mạnh mẽ và bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Nên bổ sung đạm, tinh bột, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất.
Người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Bệnh nhân thường có cảm giác ăn không ngon, chán ăn một phần là do triệu chứng bệnh và một phần là do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Do đó, khi chăm sóc bệnh nhân, bạn nên bổ sung đa dạng thực phẩm cho người bệnh. Tốt nhất hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Hãy lên thực đơn phù hợp với sở thích của bệnh nhân để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
- Về việc sử dụng thuốc:
Cần dùng thuốc đủ liều lượng và đủ thời gian. Thông thường bệnh nhân cần dùng thuốc trong vòng 6 đến 12 tháng tùy thuộc vào cơ quan bị mắc lao hoặc do đánh giá của bác sĩ đối với tiến triển bệnh. Dù những triệu chứng bệnh đã thuyên giảm, cũng không nên tự ý ngừng thuốc. Sử dụng thuốc sai cách hoặc tự ý bỏ thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng kháng thuốc kháng lao. Khi đã xảy ra tình trạng này, việc điều trị sẽ rất khó khăn.
- Người chăm sóc bệnh nhân cũng cần lưu ý những điều sau
+ Thường xuyên thay đồ và tắm rửa để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.
+ Khi làm thay một số việc cho bệnh nhân thì cần đeo khẩu trang liên tục.
+ Người chăm sóc cũng nên xét nghiệm lao định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh nếu không may bị lây nhiễm.
Hi vọng những hướng dẫn về cách điều trị lao phổi tại nhà trên đây là hữu ích đối với bạn. Nếu cần được giải đáp thắc mắc hay cần kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ vớiBệnh viện Đa khoa MEDLATECqua Tổng đài1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!