Tin tức
Cách bảo quản sữa mẹ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu
- 20/09/2021 |Nên ăn gì để sữa mẹ đặc mát và đạt giá trị dinh dưỡng cao?
- 10/08/2021 |Chế độ ăn khi đang nuôi con bằng sữa mẹ để bé khỏe mạnh
- 15/08/2021 |Mẹ bầu lưu ý: Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn?
1. Nuôi con bằng sữa mẹ - những lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé
Sở dĩ nhiều mẹ lựa chọncách bảo quản sữa mẹtrong tủ đông hoặc tủ lạnh để có được nguồn sữa đều đặn cho con dùng là vì những lợi ích tuyệt vời mà sữa mẹ mang lại:
- Đối với trẻ
+ Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và vô cùng quý giá cho những năm tháng đầu đời của trẻ. Trong sữa mẹ có các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, đạm, mỡ, đường, năng lượng,... tốt cho sự hấp thụ và phát triển của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả.
+ Lượng đạm trong sữa mẹ ít hơn so với sữa động vật phù hợp với chức năng đào thải của thận trong những năm đầu đời chưa trưởng thành. Mặt khác, đạm trong sữa mẹ chủ yếu ở dạng lỏng hòa tan nên cũng phù hợp với khả năng hấp thụ và tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt Whey Protein trong sữa mẹ còn chứa các protein kháng khuẩn có khả năng chống lại bệnh nhiễm khuẩn.
+ Chất béo trong sữa mẹ chứa nhiều axit béo không no hơn axit béo no giúp hoàn thiện não bộ và võng mạc, giúp mạch máu bền vững.
+ Carbohydrate trong sữa mẹ cung cấp nhiều năng lượng hơn sữa bò, tăng cường hấp thu canxi và hỗ trợ cho sự phát triển củavi khuẩncó lợi.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá và tăng cường đề kháng cho trẻ
+ Giàu vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng giúp trẻ phòng chống quá trình oxy hóa và thiếu vi chất dinh dưỡng.
+ Chứa nhiều chất kháng khuẩn chống lại bệnh nhiễm khuẩn và tăng cường đề kháng cho trẻ.
- Đối với mẹ
+ Giảm nguy cơ bị chảy máu sau khi sinh.
+ Kích thích tử cung co hồi.
+ Giúp quá trình sổ rau diễn ra nhanh chóng.
+ Kích thích tăng cường sản xuất sữa và giảm thiểu căng tức ở bầu ngực.
+ Giảm thiểu nguy cơ đối vớiung thưvú và buồng trứng.
+ Tăng cường tình cảm mẹ con.
+ Chậm quá trình có kinh nhờ đó tránh thai tự nhiên hiệu quả.
+ Giúp đốt cháy calo và năng lượng dư thừa.
+ An toàn cho sức khỏe của con mà lại giúp mẹ tiết kiệm chi phí vì không phải mua sữa công thức.
2. Cách bảo quản sữa mẹ đúng để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn
2.1. Dụng cụ dùng để bảo quản sữa mẹ
Muốnbảo quản sữa mẹ, trước tiên mẹ cần có đầy đủ các dụng cụ để trữ sữa, gồm:
Túi zip là một loại dụng cụ trữ sữa được nhiều mẹ lựa chọn
- Bình trữ sữa
Mẹ có thể trữ sữa vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa không gây độc. Trước khi đổ sữa vào bình mẹ cần vệ sinh và tiệt trùng bình sạch sẽ, khô ráo. Khi cho sữa vào bình trữ sữa cần để lại một khoảng trống chứ không nên đổ đầy.
- Túi trữ sữa
Mẹ nên chọn loại túi trữ sữa không có BPA để đảm bảo an toàn. Khi cho sữa vào túi cũng không nên đổ đầy mà hãy để lại chút khoảng trống vì khi đông lại sữa dễ giãn nở.
2.2. Thời gian bảo quản của sữa mẹ
Trong sữa mẹ có rất nhiều đạm và đường giúp cho trẻ có thể phát triển toàn diện nhưng khi ở ngoài môi trường các chất này dễ lên men và nhanh biến chất nên vi khuẩn có điều kiện sinh sôi. Nếu không biếtcách bảo quản sữa mẹđúng thì khi uống sữa trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gâytiêu chảy.
Thời gian bảo quản sữa mẹ được khuyến cáo tốt nhất như sau:
- Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể giữ được khoảng 6 - 8 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng 25 độ C.
- Sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với điều kiện nhiệt độ 4 - 13 độ C có thể giữ được khoảng 3 - 5 ngày.
- Sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông với điều kiện nhiệt độ dưới 18 độ C có thể giữ được tối đa 6 tháng.
2.3. Cách sử dụng sữa mẹ đã qua bảo quản
Bên cạnh việc biết cách bảo quản sữa mẹ cho đúng thì mẹ cũng cần biếtcách rã đông sữađúng để đảm bảo giữ được nguồn dinh dưỡng của sữa. Theo đó, mẹ cần:
Nhiều mẹ chọn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc tủ đông để lấy sữa cho con dùng
- Tránh rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì nó làm tăng vi khuẩn trong sữa.
- Không được dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì nó làm mất chất của sữa.
- Không dùng sữa thừa để cho bé bú tiếp hay dự trữ lại cho các cữ sau.
- Không pha sữa mới vắt cùng với sữa đã được rã đông.
Quá trình rã đông sữa mẹ nên diễn ra như sau:
- Đặt bình sữa đã được đậy kín vào một cốc nước ấm hoặc hâm trong máy hâm sữa ở điều kiện nhiệt độ 60 độ C.
- Sau khi sữa đã được làm ấm, hãy lắc đều bình sữa và cho bé bú trong vòng 1 - 2 giờ.
2.4. Những lưu ý trong quá trình bảo quản và sử dụng sữa mẹ được bảo quản
Rất nhiều mẹ do không biếtcách bảo quản sữa mẹđã phạm phải một số sai lầm khiến cho nguồn sữa được trữ không đảm bảo vệ sinh và dễ bị hư hỏng. Vì thế, khi trữ đông sữa, mẹ cần lưu ý:
- Nếu mỗi lần hút sữa được ít nhưng mẹ muốn dồn các lần vào chung một dụng cụ trữ sữa thì hãy để sữa mới vào tủ mát cho đến khi nhiệt độ sữa mới bằng với nhiệt độ sữa cũ thì hãy dồn chúng lại rồi dán nhãn rõ ràng. Mẹ tuyệt đối không được đổ sữa mới vắt vào chung với sữa cũ đã được trữ đông.
- Khi trữ đông, chất béo có trong sữa mẹ sẽ tách riêng và nổi lên trên. Sự tách lớp này không phải là sữa đã bị hỏng. Sau khi bỏ sữa ra ngoài để cho bé bú, mẹ hãy nhẹ nhàng lắc đều để lớp chất béo này phân phối đều trong hỗn hợp sữa.
- Hạn chế mở cửa tủ lạnh nhiều và không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh tủ vì nó khiến cho nhiệt độ trong tủ không ổn định, dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ trong quá trình dùng sữa trữ đông.
- Trước khi cho trẻ sử dụng sữa trữ đông mẹ cần kiểm tra kỹ mùi vị của sữa và hâm nóng sữa đúng cách.
- Để hạn chế sữa mẹ trữ đông bị tanh hôi mẹ cần đảm bảo vệ sinh dụng cụ hút sữa sạch sẽ, tiệt trùng cẩn thận và đảm bảo quy trình trữ đông sữa mẹ làm đúng cách.
Từng giọt sữa được trữ đông đều ẩn chứa trong đó tất cả tình yêu bao la mà mẹ muốn dành tặng cho con mình. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ biếtcách bảo quản sữa mẹđúng để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên an toàn và ngọt ngào hơn nữa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!