Tin tức

Các triệu chứng tiểu không kiểm soát thường gặp và cách điều trị

Ngày 25/09/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tình trạng rò rỉ nước tiểu hoặc thường xuyên buồn tiểu nhưng tiểu ít gây nhiều phiền phức trong sinh hoạt. Đây cũng là dấu hiệu của chứng tiểu không kiểm soát, cảnh báo bạn có thể mắc một số bệnh lý liên quan đến tiết niệu. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.

1. Tiểu không kiểm soát là gì?

Tiểu không kiểm soát hay tiểu không tự chủ là hiện tượng nước tiểu rò rỉ đột ngột hoặc bị són tiểu khi có áp lực như hắt hơi, ho mạnh. Ngoài ra một số trường hợp tiểu không kiểm soát ngay cả khi không có bất kỳ áp lực nào tác động, tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi hoặc người có dấu hiệu của bệnh lý đường tiết niệu, thận,...

Tiểu không kiểm soát gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt

Tiểu không kiểm soát gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt

Khi người bệnh không kiểm soát được việc tiểu tiện không chỉ là cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề mà tình trạng này còn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, việc rò rỉ nước tiểu nếu không được điều trị sẽ tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn phát triển, từ đó có thể gây ra các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín, ảnh hưởng sức khỏe.

2. Các dạng tiểu không kiểm soát và triệu chứng

Tiểu không kiểm soát có thể do nhiều nguyên nhân gây nên với các triệu chứng khác nhau. Tình trạng này có thể chia thành nhiều nhóm như:

2.1. Tiểu gấp

Tiểu gấp là khi người bệnh có cảm giác cần đi tiểu một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước việc buồn tiểu như thông thường. Khi bị tiểu gấp, người bệnh buộc phải đi tiểu ngay lập tức và nếu không kịp phản ứng sẽ dẫn đến hiện tượng són tiểu.

Tiểu gấp không kiểm soát khiến người bệnh cần đi vệ sinh đột ngột

Tiểu gấp không kiểm soát khiến người bệnh cần đi vệ sinh đột ngột

Nguyên nhân chủ yếu gây tiểu gấp thường được xác định dobàng quanghoạt động quá mức, nhạy cảm và thường xuyên phát tín hiệu buồn tiểu. Lượng nước tiểu ở người bệnh tiểu thường rất ít. Nếu tần suất tiểu gấp diễn ra liên tục, ở nhiều thời điểm trong ngày, người bệnh cần cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm.

2.2. Tiểu không kiểm soát khi cơ thể có những hoạt động mạnh

Tiểu không kiểm soát khi cơ thể có những hoạt động mạnh, gây áp lực như hắt hơi, ho, cười, chạy, nhảy,... hay còn được gọi là són tiểu. Trường hợp này nước tiểu sẽ rò rỉ lượng nhỏ, người bệnh có thể có hoặc không có cảm giác buồn tiểu nhưng vẫn cần đi tiểu sau đó. Tình trạng này thường do sàn chậu gặp vấn đề và hoạt động kém, từ đó dễ tạo áp lực lên vùng bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh hoặc nam giới sau phẫu thuậttuyến tiền liệt.

2.3. Són tiểu cấp kỳ

Són tiểu cấp kỳ là dạng tiểu không kiểm soát với từng đợt, tiểu lắt nhắt trong thời gian ngắn. Nguyên nhân chủ yếu do nước tiểu trong bàng quang chưa được đào thải ra ngoài hoàn toàn. Đi kèm triệu chứng tiểu lắt nhắt còn có: khó tiểu, dòng nước tiểu yếu, căng tức vùng bụng dưới, buồn tiểu ngay khi sau khi đi tiểu,...

Khi người bệnh gặp tình trạng són tiểu cấp kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh mạn tính liên quan đến hệ bài tiết như: xơ cứng bàng quang,tiểu đường, viêm nhiễm bàng quang, đường niệu đạo,...

Són tiểu cấp tính do nước tiểu tồn đọng ở bàng quang

Són tiểu cấp kỳ do nước tiểu tồn đọng ở bàng quang

2.4. Tiểu không kiểm soát hỗn hợp

Tiểu không kiểm soát dạng hỗn hợp thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khó xác định chính xác và có triệu chứng đa dạng. Đối với dạng hỗn hợp, người bệnh nên đến thăm khám sớm tại cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.

3. Nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát

Các nguyên nhân khiến cơ thể không kiểm soát được việc tiểu tiện được chia thành nhóm tạm thời và nhóm mạn tính.

3.1. Tình trạng tiểu không tự chủ tạm thời

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ tạm thời thường xuất phát từ việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày dẫn đến bàng quang bị kích thích sản xuất nướctiểu nhiềuhơn bình thường. Cụ thể như:

Tiểu không tự chủ tạm thời do nguyên nhân từ ăn uống, sinh hoạt

Tiểu không tự chủ tạm thời do nguyên nhân từ ăn uống, sinh hoạt

  • Uống nhiều các loại nước có cồn như rượu, bia.
  • Uống nhiều caffein hoặc các loại socola gây kích thích hệ thần kinh.
  • Chế độ ăn nhiều gia vị như muối, đường, bột ngọt,... hoặc cay từ tiêu, ớt.
  • Cơ thể đang tiêu thụ nhiềuVitamin Chơn mức cần thiết bình thường.
  • Ảnh hưởng tác dụng phụ từ các loạithuốc giãn cơ, thuốchuyết áp,...
  • Người bịtáo bóncũng khó tự chủ việc đi tiểu do phân nén chặt ởtrực trànggây ảnh hưởng đến dây thần kinh xung quanh và tạo áp lực lên các bộ phận lận cận, trong đó có bàng quang.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu cấp tính khiến bàng quang bị kích thích và tăng cảm giác cần đi vệ sinh thường xuyên.

3.2. Tình trạng tiểu không kiểm soát thường xuyên, kéo dài

Đối với tình trạng tiểu không tự chủ dạng mạn tính kéo dài thường có nguyên nhân do thể trạng thay đổi hoặc cơ thể đang mắc bệnh lý:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Sa bàng quang.
  • Độ tuổi trung niên trở lên thường có tỷ lệ gặp tình trạng tiểu không tự chủ nhiều hơn do sự lão hoá tự nhiên của các nhóm cơ ở cơ quan bài tiết, trong đó có thận, bàng quang, đường niệu đạo,... làm ảnh hưởng đến khả năng trữ và kiểm soát nước tiểu.
  • Lượng estrogen ở nữ giới bị suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và niệu đạo. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh, phụ nữ sau sinh,...
  • Các bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới như: phì đại tuyến tiền liệt,ung thưtuyến tiền liệt,... cũng có thể gây nên tình trạng tiểu khó kiểm soát.
  • Khối u bất thường hoặc sỏi ở hệ bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo,...

4. Cách điều trị chứng tiểu không kiểm soát

Kiểm tra, thực hiện xét nghiệm và các chẩn đoán hình ảnh để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp từ bác sĩ có chuyên môn. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:

  • Sử dụng các loại thuốc có khả năng giảm mật độ co thắt của bàng quang cũng như hạn chế tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài theo chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng thuốc có hoạt chất Botulinum dạng tiêu để giãn cơ, chống co thắt theo chỉ định của bác sĩ,...

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thay đổi thói quen sinh hoạt giúp hỗ trợ điều trị như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn lành mạnh bằng cách giảm mặn, giảm ngọt, tăng cường chất xơ và vitamin cần thiết.
  • Uống nước lọc 2 lít/ngày với lượng uống mỗi lần vừa đủ và tránh uống quá nhiều trong một lần.
  • Tập luyện bàng quang bằng cách xác định khoảng thời gian đi tiểu trong ngày.
  • Tập luyện bài tập cơ vùng chậu như tập Kegel,...

Điều trị kiểm soát cơn tiểu bằng thuốc kết hợp chế độ sinh hoạt

Điều trị kiểm soát cơn tiểu bằng thuốc kết hợp chế độ sinh hoạt

Tiểu không kiểm soátkhông chỉ gây cảm giác khó chịu,mệt mỏicho người bệnh mà còn có thể cảnh báo nhiều bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra và điều trị sớm. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ đến hotline1900 56 56 56củaMEDLATECđể được tư vấn thêm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map