Tin tức
Các thuốc trị nhiệt miệng và cách phòng ngừa hiện tượng này
- 08/03/2022 |Top 4 cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà mà bạn nên biết
- 15/04/2022 |Nhiệt miệng: nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa
- 12/09/2022 |Nhiệt miệng trong cổ họng và những điều không nên bỏ qua
1. Liệt kê những loại thuốc thường được dùng để trị nhiệt miệng
Dưới đây là một số loại thuốc trịnhiệt miệngđược đánh giá là đem lại hiệu quả cao trong việc giải quyết nhiệt miệng. Tuy vậy trong quá trình sử dụng bạn cần tuân thủ những hướng dẫn từ nhà sản xuất và chuyên gia y tế vì các thuốc này cũng hàm chứa một số tác dụng phụ.
1.1. Thuốc kháng sinh
Đây là các thuốc dành cho những trường hợp bị nhiệt miệng có biến chứng bội nhiễm với công dụng chính là giảm sưng viêm, giảm đau hiệu quả, thường gặp nhất là thuốc biseptol chứa hoạt chất sulfamethoxazole và trimethoprim.
Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc lạm dụng các thuốc kháng sinh có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra hiện tượng kháng thuốc.
1.2. Thuốc trị nhiệt miệng có chứa corticosteroid
Nếu bạn bị nhiệt miệng nặng, diễn ra trong nhiều ngày và không có chiều hướng thuyên giảm thì bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn đơn thuốc chứa corticosteroid nhằm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Mặc dù tác dụng do thuốc đem lại rất nhanh chóng và hiệu quả nhưng bạn cần hết sức lưu ý trước các tác dụng phụ của thuốc như viêm loét dạ dày, rối loạn miễn dịch,... Vì vậy cần cẩn trọng khi dùng corticosteroid đường uống và chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.
1.3. Thuốc kháng viêm
Prednisone và Colchicine là 2 loại thuốc kháng viêm được dùng nhiều trong điều trị nhiệt miệng xuất phát từ nguyên nhân do virus gây ra có kèm theo tình trạng bội nhiễm. Thuốc phát huy công dụng hiệu quả trong việc chữa lành các vết viêm loét và hạn chế tình trạng sưng đau.
Nhiệt miệng có thể được cải thiện bằng thuốc
1.4. Thuốc kháng nấm
Thuốc được bào chế theo dạng kem bôi giúp đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng do nhiễm nấm. Một số thuốc kháng nấm thường dùng đó là nystatin, fluconazole hoặc itraconazole.
1.5. Viên uống vitamin, sắt và kẽm
Đôi khi nhiệt miệng xuất hiện cũng có thể là do bạn đang bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin hoặc các khoáng chất cần thiết khác. Lúc này bạn nên bù đắp lượng dưỡng chất còn thiếu bằng cách dùng viên uống bổ sung hàng ngày.
Nhìn chung các thuốc trị nhiệt miệng có thể được bào chế theo dạng nước súc miệng, thuốc bôi, viên uống hoặc viên ngậm. Phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là gì mà bạn nên lựa chọn loại thuốc phù hợp.
2. Điều trị nhiệt miệng không dùng thuốc
Như đã đề cập thì nhiệt miệng là một dạng viêm lành tính có thể tự khỏi trong thời gian ngắn, đôi khi không cần can thiệp điều trị và ít để lại biến chứng nghiêm trọng. Các thuốc trị nhiệt miệng có tác dụng giúp bạn nhanh chóng giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên đó không phải là cách duy nhất để điều trị nhiệt miệng. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có thể giúp bạn cải thiện các biểu hiện sưng viêm và đau đớn do nhiệt miệng gây ra:
2.1. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối
Trong nước muối pha loãng là thành phần có công dụng sát khuẩn hiệu quả, giúp vết loét nhanh khô và cản trở sự sinh sôi của vi khuẩn. Từ đó những nốt nhiệt miệng sẽ không bị lan rộng và chóng lành hơn. Khi các nốt nhiệt miệng xuất hiện, bạn hãy dùng nước muối pha loãng để súc miệng từ 3 - 4 lần/ngày. Cách làm này còn giúp bạn giảm thiểu cơn đau đáng kể và có thể áp dụng được ngay cả khi bạn không bị nhiệt miệng để phòng ngừa hiện tượng này tái phát;
2.2. Ngậm đá trong miệng
Nhờ hơi lạnh tỏa ra từ những viên đá sẽ giúp hạ nhiệt cho cơn đau từ vết loét, đồng thời làm se vùng niêm mạc miệng bị tổn thương, giảm sưng một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên bạn không nên ngâm đá quá lâu trong miệng vì sẽ dễ bị ê buốt răng và viêm họng.
2.3. Sử dụngmật ong
Mật ong là tinh chất thiên nhiên quý giá được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và ức chế các loại vi nấm,vi khuẩngây bệnh hiệu quả. Nhờ công dụng này nên các vết loét do nhiệt miệng gây ra sẽ nhanh chóng được chữa lành nếu bạn dùng mật ong hàng ngày.
Cách làm: bạn chỉ cần dùng khoảng 1 thìa mật ong nguyên chất ngâm trong miệng hoặc bôi mật ong lên nốt nhiệt miệng, giữ nguyên tầm 2 - 3 phút rồi nuốt và súc miệng lại. Duy trì thói quen này từ 2 - 3 lần/ngày cho đến khi các vết viêm loét biến mất.
Mật ong là phương pháp điều trị nhiệt miệng rất hiệu quả
2.4. Uống nước ép hoa quả
Trong nước ép trái cây có chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu có tác dụng tăng sức đề kháng, hạ nhiệt cơ thể, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương. Tuy nhiên bạn không nên uống nước ép ca, chanh, bưởi vì chúng chứa nhiều acid sẽ khiến vết viêm loét trong miệng bị sưng và đau hơn.
3. Làm thế nào để phòng ngừa nhiệt miệng?
Nhiệt miệng có thể tái phát thường xuyên nếu bạn không biết cách phòng tránh. Điều này không chỉ cản trở đến hoạt động giao tiếp, ăn uống hàng ngày mà còn khiến bạn phải chịu nhiều đau đớn và khó chịu. Vì vậy để ngăn ngừa các nốt nhiệt miệng, bạn nên áp dụng cho mình những biện pháp dưới đây:
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất cần thiết hàng ngày;
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách: dùng bàn chải mềm để đánh răng, súc miệng với nước muối hoặc nước sát khuẩn, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trên răng, tránh tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển;
Không nên ăn những món dễ gây kích ứng nướu , niêm mạc khoang miệng và dễ sinh nhiệt như đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê,...
Bạn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách để đề phòng nhiệt miệng
Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn danh sách các loại thuốc trị nhiệt miệng và một số cách giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả. Những nốt nhiệt miệng tuy nhỏ bé nhưng lại dễ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mặc dù có thể tự khỏi nhưng tốt hơn hết bạn hãy chủ động phòng tránh để không gặp phải tình trạng này nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!