Tin tức
Các phương pháp xét nghiệm cúm A và vai trò trong việc kiểm soát bệnh
- 20/07/2022 |Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ và cách điều trị
- 20/07/2022 |Cúm A là gì? Phòng và điều trị cúm A như thế nào?
- 20/07/2022 |Cách điều trị cúm A tại nhà an toàn cho người bệnh
1. Đôi nét cơ bản về cúm A
Đây là một trong những bệnh thuộc loại nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm A. Virus này có vỏ là glycoprotein với hai kháng nguyên H và N, những tổ hợp kháng nguyên khác nhau tạo ra type virus khác nhau, trong đó H1N1, H3N2, H5N1, H7N9 được xác định là một số chủng gây bệnh phổ biến.
Dịch cúm A hiện nay đang gây nhiều lo ngại bởi sự bất thường của nó
Lịch sử thế giới từng ghi nhận một số giai đoạn mà cúm A tạo thành đại dịch, như:
Năm 1918 với virus cúm A H1N1 có gen nguồn gốc từ chim, ước tính khoảng 50 triệu người chết.
Năm 1957 - 1958, virus H2N2, ba gen khác nhau, gây dịch ở châu Á, khoảng 1,1 triệu người tử vong.
Năm 1968 virus H3N2 là nguyên nhân khiến gần 1 triệu người chết.
Năm 2009, cũng là H1N1 nhưng đã biến đổi song tác động ít nghiêm trọng hơn so với các giai đoạn trước đó.
Năm 2013, H7N9 phát hiện ở Trung Quốc sau đó trở thành dịch trên diện rộng.
2. Vì sao các phương pháp xét nghiệm cúm A lại quan trọng?
Có thể nói, mặc dù mang một số đặc điểm gần như tương tự với cácbệnh cúmthông thường song mức độ nguy hiểm của cúm A lại lớn hơn nhiều. Các triệu chứng ban đầu hoặc ở thể nhẹ của chúng có thể mang đặc trưng của cúm đó là gây ra tác động nhiều tới mũi, họng như: sưng, đau họng, ho, chảy nước mũi hay nghẹt mũi, cũng có thể khiến đau đầu, đau người…
Tuy nhiên, cúm A có những diễn tiến khó lường và khi bệnh trở nặng, tính mạng của con người sẽ bị đe dọa với các triệu chứng có thể xảy ra như: viêm phổi, viêm phế quản dẫn tới suy hô hấp hoặc co giật, li bì ở đối tượng trẻ em.
Cúm A có thể khiến trẻ em sốt li bì và bị co giật
Đó là chưa kể với đặc tính có thể tồn tại rất lâu bên ngoài cơ thể và khả năng biến đổi lại càng tăng cao nếu sống gần môi trường của gia cầm, vật nuôi, virus cúm A có thể lây lan trên diện rộng trực tiếp qua tiếp xúc với dịch tiết người bệnh, gián tiếp qua vật dụng hoặc động vật có mầm bệnh.
Một số đối tượng không chỉ có nguy cơ nhiễm cao mà còn có thể bị bệnh nặng:
Trẻ em, đặc biệt, đối tượng nhỏ dưới 2 tuổi.
Người trên 65 tuổi.
Người mang bệnh nền, bệnh mạn tính: tim mạch, phổi, tiểu đường, suy thận, suy giảm miễn dịch…
Phụ nữ ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Người lao động trong môi trường tập trung đông đúc như: bệnh viện, trường học, nhà máy…
Với các lý do trên, việc xác định nguyên nhân gây bệnh là cúm thông thường hay cúm A có vai trò rất quan trọng nhằm điều trị đúng và kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.
3. Các phương pháp xét nghiệm cúm A
Việc xác định một người có bị mắc cúm A hay không được thực hiện trước hết dựa trên xem xét các triệu chứng về lâm sàng. Tuy nhiên, điều này có thể khó bởi ở một số người, bệnh biểu hiện ở mức độ nhẹ dễ gây nhầm lẫn.
Việc điều tra lịch sử tiếp xúc hoặc yếu tố thuộc về dịch tễ cũng có thể giúp ích nhiều, đó là:
Từng sống hoặc đi vào vùng đang có dịch hay tiếp xúc với người mang bệnh.
Tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi, gia cầm có bệnh.
Có thể nói, cách thức mang lại hiệu quả nhất để phát hiện bệnh là qua việc thực hiện xét nghiệm. Một số phương pháp hiện thường được dùng để phát hiện và phân loại chủng gây bệnh bao gồm:
Phương pháp RT-PCR
Được xem là hữu hiệu nhất do có độ nhạy cao và thời gian khá nhanh chóng. Chỉ trong khoảng 4 - 6 tiếng, có thể phân biệt được cụ thể loại cúm thông qua việc lấy mẫu là dịch ở mũi hoặc họng.
Xét nghiệm là cách phân biệt các loại cúm chính xác nhất
Miễn dịch huỳnh quang
Với mục đích là để phát hiện sự tồn tại của kháng nguyên cúm, hiệu quả được bảo đảm khi chất lượng mẫu xét nghiệm tốt và trình độ, kỹ thuật bảo đảm.
Xét nghiệm nhanh (RIDTs)
Thời gian chỉ khoảng 10 đến 15 phút song độ chính xác không cao, chịu tác động của một số yếu tố thuộc về khách quan như: thời gian mắc bệnh, tuổi người bệnh, loại virus…
Phân lập virus
Mẫu bệnh phẩm được dùng để xét nghiệm thuộc đường hô hấp của người nghi ngờ mắc bệnh.
Phương pháp xét nghiệm huyết thanh
Thời gian thực hiện nhanh chóng, có thể phân loại được cúm A hay cúm B với mẫu bệnh phẩm được sử dụng là huyết thanh của người nghi ngờ. Dù vậy, độ chính xác so với RT-PCR thì không bằng.
4. Địa chỉ để thực hiện phương pháp xét nghiệm cúm A
Có thể nói xét nghiệm cúm A dù là phương pháp nào cũng đòi hỏi trình độ của chuyên viên kỹ thuật và chất lượng của máy móc. Chính vì vậy, bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ thực hiện xét nghiệm cúm A được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn hiện nay. Quy trình lấy mẫu, bảo quản và tiến hành phân tích được tuân thủ mọi yêu cầu về kỹ thuật, đúng quy trình. Hơn nữa, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt chứng chỉ CAP và tiêu chuẩn ISO 15189:2012 chính là sự bảo đảm về chất lượng cho dịch vụ này.
Kể cả khi không có thời gian đến bệnh viện, bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm cúm A tại nhà với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Điều này đặc biệt phù hợp với những người có dấu hiệu của bệnh bởi có thể hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.
Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bởi hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào được xem là đặc hiệu để điều trị bệnh nên tốt nhất vẫn nên thực hiện phòng ngừa:
Chú trọng tăng khả năng đề kháng, đặc biệt trong những thời điểm bệnh thường dễ bùng phát.
Giảm tối đa nguy cơ bằng việc: giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, không tới nơi có dịch.
Nếu tới nơi có đông người, nên dùng khẩu trang, hạn chế đưa tay động vào mắt mũi.
Nếu nghi ngờ bị bệnh, cách ly với người xung quanh.
Thực hiệntiêm vắc xinphòng bệnh cúm. Hiệu quả của vắc xin sẽ được phát huy sau khi tiêm khoảng 2 - 3 tuần và kéo dài trong khoảng 6 tới 12 tháng. Do virus thường xuyên biến đổi nên cần tiêm nhắc lại hàng năm.
Để đặt lịch xét nghiệm cúm A hoặc tư vấn tiêm vắc xin phòng ngừa tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ theo số1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!