Tin tức
Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng phổ biến nhất
- 03/01/2022 |Chị em nên biết: khi nào cần siêu âm buồng trứng?
- 13/01/2022 |Nang cơ năng buồng trứng có nguy hiểm không? làm sao để nhận biết?
- 06/03/2022 |Siêu âm có phát hiện buồng trứng đa nang không? Điều trị bệnh như thế nào?
1. Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là những khối u hoặc túi dịch lỏng xuất hiện ở buồng trứng của người phụ nữ, thường gặp ở những người trong độ tuổi sinh sản. Thông thường,u nang buồng trứnglà lành tính, có thể tự mất đi hoặc teo nhỏ cho đến tuổi mãn kinh.
U nang buồng trứng thường là những u lành tính
Song vẫn có trường hợp u nang buồng trứng phát triển lớn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Khi có nguy cơ, bệnh nhân sẽ cầnđiều trị u nang buồng trứngnhằm loại bỏ khối u hoặc hạn chế biến chứng do khối u.
Phần lớn u nang buồng trứng không gây triệu chứng hay dấu hiệu bệnh rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu. Khi khối u lớn, người bệnh có thể gặp 1 số triệu chứng như: đau tức vùng bụng dưới, vùng thắt lưng, vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, căng tức ngực, đi tiểu thường xuyên,...
U nang buồng trứng thường không gây triệu chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ
2. Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng
U nang buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tùy từng độ tuổi, mức độ bệnh, dựa trên các thông tin về triệu chứng, kích thước, số lượng, vị trí của u nang buồng trứng mà phương pháp điều trị phù hợp sẽ khác nhau. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay:
2.1. Điều trị bằng nội khoa
U nang buồng trứng có thể được điều trị bằng một số loại thuốc có tác dụng làm giảm kích thước khối u, giảm triệu chứng bệnh do rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, giảm đau nhức khó chịu,... Cụ thể, các thuốc thường được chỉ định như: thuốc ngừa thai, thuốc Progesterone,...
Tuy nhiên, những thuốc nội khoa này chỉ có tác dụng giảm sự phát triển của khối u cũng như giảm triệu chứng bệnh. Khối u có thể vẫn phát triển chậm hoặc rất nhanh nếu ngừng thuốc, hơn nữa không thể dùng thuốc kéo dài do có thể gặp các tác dụng phụ nên nếu bệnh không được cải thiện, vẫn cần mổ loại bỏ khối u.
2.2. Mổ mở u nang buồng trứng
Mổ mở u nang buồng trứng là phương pháp truyền thống hiện ít được chỉ định nếu các trường hợp có thể mổnội soi. Tuy nhiên, ở bệnh nhân lớn tuổi, có u nang lớn hoặc u nang có biến chứng vỡ, xoắn,... sẽ cần mổ mở xử lý.
U nang lớn sẽ cần mổ mở để loại bỏ
Bác sĩ sẽ rạch một đường mổ lớn ở bụng, sau đó cắt khối u nang buồng trứng và xử lý các vấn đề biến chứng gặp phải. Mổ truyền thống có thể gây nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe của người bệnh như: vết mổ dính, mất nhiều máu, nhiễm trùng, dính ruột,... Ngoài ra, mổ mở gây nhiều đau đớn, thời gian hồi phục chậm nên chỉ được chỉ định khi không thể mổ nội soi.
2.3. Mổ nội soi u nang buồng trứng
Mổ nội soi u nang buồng trứng là phương pháp được chỉ định phổ biến nhất do nhiều ưu điểm như: ít gây đau đớn, loại bỏ khối u hoàn toàn, có thể bóc tách khối u để bảo vệ mô lành buồng trứng giữ lại khả năng mang thai cho người bệnh,...
Bệnh nhân có kích thước khối u vừa và nhỏ, không phải khối uung thưcó thể mổ nội soi loại bỏ khối u. Phương pháp này đang được thực hiện tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước, trong đó Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
3. Khi nào mổ u nang buồng trứng?
Phần lớn u nang buồng trứng là lành tính, nếu kích thước nhỏ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì người bệnh chỉ cần theo dõi định kỳ mà không cần điều trị. Các trường hợp khối u bất thường, có thể gây nguy hiểm sẽ cần điều trị và mổ loại bỏ u là phương pháp thường được chỉ định.
Cụ thể gồm các trường hợp sau:
Khối u nang buồng trứng lớn có thể chèn ép lên các cơ quan khác
3.1. Khối u nang buồng trứng lớn
Khi khối u nang buồng trứng lớn, chèn ép lên các cơ quan và có thể gây chảy máu, rong kinh, cường kinh, đau tức bụng,... nên được phẫu thuật cắt bỏ. Nếu không điều trị sớm, kích thước khối u tăng lớn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
3.2. Khối u nang buồng trứng có tế bào ung thư
Mặc dù hầu hết u nang buồng trứng là lành tính song vẫn có trường hợp xuất hiện tế bào ác tính, dần khiến khối u trở thành ung thư. Khi đó, bắt buộc phải loại bỏ khối u nang buồng trứng ngay khi phát hiện có tế bào ung thư.
3.3. Khối u nang buồng trứng dạng thực thể
Những dạng u nang buồng trứng thực thể dạng lỏng, dạng nhầy hoặc dạng bì không tự biến mất mà có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định mổ loại bỏ sớm các trường hợp này.
3.4. U nang buồng trứng hình thành dolạc nội mạc tử cung
U nang buồng trứng hình thành do lạc nội mạc tử cung phải được phẫu thuật loại bỏ vì có thể gây đau bụng ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh.
3.5. U nang buồng trứng có biến chứng xoắn nang, vỡ nang
Vỡ nang và xoắn nang là hai biến chứng nguy hiểm do u nang buồng trứng cần can thiệp ngoại khoa, nếu chậm trễ tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.
Ngoài ra, u nang buồng trứng ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh hoặc không tiếp tục có ý định sinh con cũng có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ. Những khối u có kích thước từ 4 - 5cm trở lên sẽ được bác sĩ cân nhắc mổ, tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và diễn biến bệnh.
Mổ u nang buồng trứng vẫn có thể sinh con
Nếu người bệnh vẫn có nhu cầu sinh con, bác sĩ sẽ mổ bóc tách u nang buồng trứng, bảo vệ tối đa mô buồng trứng. Sau thời gian hồi phục sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể mang thai khỏe mạnh song cần lưu ý theo dõi thường xuyên.
Như vậy, phẫu thuật là phương phápđiều trị u nang buồng trứngphổ biến, nhất là các u lớn và gây biến chứng. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh để tư vấn phương pháp mổ phù hợp, do đó hãy đi khám tại cơ sở y tế uy tín.
Nếu còn băn khoăn về bệnh lý này, hãy liên hệ tới hotline1900 56 56 56để được các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!