Tin tức
Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý u tuyến tùng
- 14/09/2022 |Tìm hiểu về cấu tạo, vai trò của tuyến tùng trong cơ thể
- 06/08/2023 |Chụp MRI vùng chậu: 4 lưu ý bệnh nhân cần biết
- 05/09/2023 |Vai trò của chụp MRI tiểu khung trong tầm soát ung thư
U tuyến tùng là gì? Có nguy hiểm không?
Tuyến tùng là tuyến nội tiết nhỏ thuộc hệ thần kinh, có hình dạng giống như một quả tùng nhỏ, nằm ở gần trung tâm của não, giữa hai bán cầu đại não. Chức năng chủ yếu của tuyến tùng là điều chỉnh “đồng hồ sinh học” của cơ thể bằng cách tiết ra melatonin-một loại hormone giúp con người đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng melatonin còn giúp cơ thể chống lại các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch hay tăng huyết áp. Ngoài ra, tuyến tùng còn tham gia vào quá trình chuyển hóa xương, hấp thụ thuốc, sự lão hóa và quyết định sức khỏe tinh thần.
Mô tả vị trí tuyến tùng trong cơ thể người
U tuyến tùng là khối u bất thường hình thành trong tuyến tùng hoặc các cấu trúc xung quanh tuyến tùng, được phân vào loại u hệ thần kinh trung ương. U tuyến tùng cực kỳ hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,4-1% các khối u não ở người trưởng thành, thường gặp trong độ tuổi từ 20-40, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh lý này cao hơn so với người lớn, chiếm khoảng 3-9%.
U tuyến tùng gồm nhiều loại và được chia thành 4 cấp độ khác nhau, cấp độ I phát triển chậm và thường có tính chất lành tính, cấp độ IV có tốc độ phát triển và lây lan nhanh nhất. Các loại u tuyến tùng thường gặp trên lâm sàng đó là:
- U thần kinh đệm
- U tế bào mầm
- U tế bào tuyến tùng
Triệu chứng ở người mắc u tuyến tùng
Tuyến tùng nằm cạnh cống Sylvius-đường dẫn dịch não tủy (CFS) nối giữa não thất ba với não thất bốn, khối u tuyến tùng có thể chèn ép cống sylvius gây tích tụ dịch não tủy trong não (não úng thủy). Quá trình này kéo dài khiến não thất bên giãn lớn tạo áp lực lên nhu mô não lân cận gâytăng áp lực nội sọ, thậm chí có thể tăng đến mức nguy hiểm đến tính mạng và cần được can thiệp kịp thời. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đau đầu, chóng mặt
- Buồn nôn và nôn
- Lên cơn co giật
- Rối loạn trí nhớ
- Vấn đề về thăng bằng
- Thay đổi tâm trạng và cảm xúc
U tuyến tùng làm tăng áp lực nội sọ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm
U tuyến tùng có thể ảnh hưởng đến vùng kiểm soát chuyển động của mắt gây ra những thay đổi về thị giác như tầm nhìn giảm, nhìn đôi, nhìn mờ, mắt khó chuyển động, giảm khả năng tập trung vào đồ vật.
U tuyến tùng cũng có thể gây thay đổi về chức năng tuyến yên làm tăng tiết hormone gây rối loạn nội tiết và dậy thì sớm ở trẻ em.
Các phương pháp chẩn đoán u tuyến tùng
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): phương pháp này sử dụng hệ thống máy chụp và kỹ thuật máy tính phức tạp để thu nhận, tái tạo hình ảnh trên nhiều mặt cắt khác nhau với độ dày lát cắt cực mỏng. Việc tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch sẽ giúp tăng tương phản hình ảnh và xác định tổn thương u một cách chi tiết, chính xác hơn so với không tiêm.
Hình ảnh chụp CT khối u tuyến tùng gây não úng thủy
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): được ứng dụng rất nhiều trong tầm soát và phát hiện các bất thường của sọ não (đặc biệt là u não) do không gây độc hại, không xâm lấn, an toàn với người bệnh. Hơn thế, hình ảnh chụp MRI có độ tương phản mô mềm rất cao, độ chi tiết tốt và nhiều các chuỗi xung thăm khám giúp chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh lý khác nhau.
U tuyến tùng trên hình ảnh MRI
- Sinh thiết: đây là phương pháp duy nhất giúp chẩn đoán chắc chắn khối u. Sinh thiết có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u, còn nếu thực hiện trước đó, bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên hộp sọ sau đó luồn kim sinh thiết đến vị trí khối u để lấy mẫu tế bào dưới hướng dẫn của CT.
Điều trị u tuyến tùng như thế nào?
Điều trị u tuyến tùng phụ thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ phân loại của khối u. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng về mức độ chèn ép mô lân cận và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Phẫu thuật:là phương pháp được lựa chọn đầu tiên trong điều trị u tuyến tùng bằng cách tiếp cận khối u thông qua một lỗ trên xương sọ. Phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn khối u lành tính, đối với các khối u phân độ cao bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ nhiều nhất có thể tế bào u mà không làm ảnh hưởng đến các mô lân cận. Các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt ngay sau khi phẫu thuật.
Xạ trị:thường áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào u còn sót lại, tránh tái phát hoặc lây lan sang cơ quan khác.
Hóa trị:phương pháp này dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào u, đôi lúc hóa chất được tiêm trực tiếp vào khối u để nâng cao hiệu quả điều trị. Hóa trị thường ưu tiên áp dụng đối với đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi.
Chụp cộng hưởng từtại PKĐK Medlatec
Người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý có thể đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao của Medlatec tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa,...) để được trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất hiện nay. Tại hệ thống MEDLATEC đã trang bị đầy đủ hệ thống máysiêu âmtiên tiến, máychụp MSCTđa dãy và máy chụp cộng hưởng từ 1.5Tesla hiện đại của Mỹ, giúp ích rất nhiều trong tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau. Các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao của Medlatec tại Hà Nội:
Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
-Tổng đài: 1900 565656 |Hoặc: 0846 248 000
-Website: medim.vn.
-Email:[email protected].
-Địa chỉ cơ sở://www.m88bifa.info/he-thong-medlatec-benh-vien
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!