Tin tức
Các mũi tiêm trước khi mang thai nữ giới không nên bỏ qua
- 01/10/2020 |Cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai
- 13/12/2021 |Xét nghiệm di truyền trước khi mang thai và những điều cần biết
- 04/02/2023 |Tiêm chủng trước khi mang thai có cần thiết không?
1. Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?
Tiêm phòng trước khi mang thailà sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai. Giai đoạn thai kỳ là thời điểm hàng rào đề kháng của người phụ nữ hoạt động yếu nên dễ mắc các bệnh lý, có thể lây nhiễm sang thai nhi khiến cho thai kỳ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
Tiêm vắc xinphòng bệnh trước khi mang thai là cách để bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi trước các bệnh lý nguy hiểm
Không những thế, việc mẹ tiêm phòng trước khi mang thai còn giúp cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời có một lượng kháng thể ngắn hạn để sức khỏe của trẻ được bảo vệ an toàn.
Đây chính là những lợi ích thiết thực mà việc tiêm phòng trước khi mang thai đem lại. Vì thế, nếu phụ nữ có ý định mang thai thì tốt nhất nên tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai.
2. Các mũi tiêm trước khi mang thai nên tiêm phòng
Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe trong thai kỳ, phụ nữ nên lưu ý đếncác mũi tiêm trước khi mang thaisau:
2.1. Vắc xin quai bị - sởi - rubella
Cả 3 bệnh lý này đều là bệnh truyền nhiễm gây nên bởi virus. Nếu khi mang thai mà người mẹ mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ gây dị tật thai nhi, sinh non, thai lưu,...
Để phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella, phụ nữ có thể tiêm vắc xin MMR trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.
2.2. Vắc xinthủy đậu
Đây cũng là một trongcác mũi tiêm trước khi mang thaikhông nên bỏ qua vì bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm rất cao, đặc biệt có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ. Những tháng đầu của thai kỳ nếu người mẹ bị thủy đậu có thể gây sảy thai, hay có thể trẻ sẽ bị một số dị tật bẩm sinh khi sinh ra như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân,… Nếu trong những ngày sắp sinh hay sau sinh, trẻ bị lây bệnh thủy đậu sẽ bị bệnh rất nặng và dễ dẫn đến nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm.
Vắc xin thủy đậu không cần tiêm nữa nếu trước đó đã tiêm thủy đậu rồi hoặc đã từng bị thủy đậu vì cơ thể đã có kháng thể với bệnh lý này. Tuy nhiên, nếu không ở trong hai trường hợp này thì nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng với 2 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau 1 tháng.
Vắc xin thủy đậu là một trong các mũi tiêm trước khi mang thai cần thực hiện
2.3. Vắc xin viêm gan B
Viêm gan B do virus HBV gây nên, nếu thai phụ bị lây nhiễm bệnh lý này ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì nguy cơ lây truyền sang thai nhi khoảng 10 - 20%, nếu bị vào 3 tháng cuối thai kỳ thì khả năng lây truyền cho thai nhi lên đến 90%. Đây là bệnh lý truyền nhiễm khiến cho tế bào gan bị phá hủy nặng nề, gây xơ gan và nguy cơ mắc ung thư gan.
Bệnh viêm gan B có tính chất nguy hiểm như vậy nênvắc xin viêm gan Bcũng là một trong các mũi tiêm trước khi mang thai mà phụ nữ không nên bỏ qua. Thậm chí nếu ở trường hợp nguy cơ cao, nhiều thai phụ vẫn nên tiếp tục tiêm vắc xin này khi mang thai nếu trước đó chưa hoàn thành đủ liệu trình.
2.4. Vắc xin cúm
3 tháng đầu của thai kỳ nếu người mẹ bị bệnh cúm thì thai nhi có nguy cơ cao đối với dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Do đó các mũi tiêm trước khi mang thai được khuyến cáo nên cóvắc xin phòng cúm.
Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng cúm là vắc xin cúm bất hoạt và vắc xin cúm sống giảm độc lực. Ở nước ta chủ yếu dùng dạng vắc xin bất hoạt, được khuyến cáo nên tiêm vào khoảng tháng 9 -10 mỗi năm vì đây là thời điểm dễ bùng phát dịch cúm mùa.
Tuy nhiên, trước khi mang thai phụ nữ có thể tiêm phòng cúm bất cứ thời điểm nào của mùa cúm, tốt nhất là từ tháng 10 của năm trước đến thời điểm tháng 3 năm sau. Nên tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng.
Vắc xin phòng cúm tốt nhất nên tiêm vào thời điểm từ tháng 10 năm này đến tháng 3 năm sau
2.5. Vắc xin ho gà -bạch hầu- uốn ván
Khi bị bệnh bạch hầu, vi khuẩn sẽ tiết ra ngoại độc tố vào trong máu khiến cho thận, cơ tim, dây thần kinh bị nhiễm độc, do đó tăng nguy cơ tử vong. Bệnhho gàlây truyền qua đường hô hấp, có thể dẫn đến thiếu oxy gây ra bệnh não và tử vong. Bệnh uốn ván là một trong các nguyên nhân gây tử vong sơ sinh vì bị rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp, ngưng tim,...
Cả 3 bệnh lý này đều tương đối nguy hiểm nên việc tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván trước khi mang thai là cần thiết. Có thể tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván trước khi mang thai 3 tháng hoặc nếu tiêm khi mang thai thì tiêm vào thời điểm 24 - 36 tuần.
3. Mang thai khi mới tiêm phòng, nên làm gì?
Từ thông tin ở trên có thể thấy rằngcác mũi tiêm trước khi mang thaigồm: vắc xin cúm, viêm gan B, sởi -quai bị- rubella, thủy đậu. Thời điểm tốt nhất để tiêm các loại vắc xin này trước khi mang thai tối thiểu là 1 tháng.
Riêng với vắc xin cúm vàviêm gan Bthì trong quá trình mang thai, nếu chưa kịp hoàn thành tiêm chủng thì thai phụ vẫn có thể tiêm bù. Với vắc xin thủy đậu, nếu chưa tiêm phòng mà biết đã mang thai thì tuyệt đối không được tiêm bù.
Những trường hợp khi đã tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella, vắc xin thủy đậu chưa lâu thì phát hiện mình mang thai (chưa được 1 tháng) thì thai phụ nên thông báo với bác sĩ để có hướng theo dõi thai kỳ cẩn thận. Hiện không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp này.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu cụ thể hơn vềcác mũi tiêm trước khi mang thaihoặc đặtlịch tiêm phòngcùngHệ thống Y tế MEDLATECcó thể gọi đến tổng đài1900 56 56 56để được giải đáp chi tiết và xác nhận lịch tiêm phòng nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!