Tin tức
Các loại thuốc trị chàm da điển hình
- 09/05/2023 |Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh chàm thể tạng
- 21/06/2023 |Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?
- 22/11/2023 |Chàm da mặt - làm sao để chữa trị hiệu quả?
1. Các loại chàm da thường gặp
Chàm có nhiều dạng khác nhau và mỗi dạng sẽ có các đặc điểm riêng biệt. Nhưng đa số người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng chung như: những dát đỏ trên da hình tròn hoặc bầu dục kích thước khác nhau, trên đó có thể nổi các mụn nước, chảy dịch nhiều, sau đó mụn nước vỡ ra đóng vảy và bắt đầu bong da, làn da khô. Ngoài ra, chàm da còn kèm theo triệu chứng ngứa nhiều.
Các dạng chàm thường gặp:
Viêm da dị ứng
Thường xảy ra đối với trẻ nhỏ và mất dần hoặc giảm nhẹ khi trưởng thành. Hầu hết những trường hợp viêm da dị ứng là do sức đề kháng của da yếu hoặc bị phá hỏng dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương. Phần da bị tổn thương có thể sưng, chảy dịch, khô và dày hơn bình thường.
Viêm da dị ứng là một trong những dạng thường gặp của chàm da
Chàm tiếp xúc
Khi da tiếp xúc với các chất kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩmchăm sóc da,… sẽ gây ra tình trạng đỏ, ngứa, cảm giác châm chích. Chàm da tiếp xúc có thể dẫn đến hiện tượngnổi mề đay, mụn nước, sau đó đóng vảy và bong tróc.
Chàm tay
Đây là tình trạng vùng da tay bị viêm, tổn thương dẫn đến ngứa, đỏ, khô, nổi mụn nước hoặc nứt nẻ. Tình trạng này thường xảy ra do khả năng bảo vệ của kém dẫn đến bị kích ứng bởi chất kích thích.
Chàm thể đồng tiền
Tình trạng này có thể nhận biết dễ dàng thông qua sự xuất hiện các vết chàm hình tròn giống đồng xu trên da, ngứa nhiều và dai dẳng. Sau một thời gian, các đốm chàm sẽ đóng vảy, bong tróc, hình thành da non và lành lại. Chàm thể đồng tiền có thể xảy ra do da tiếp xúc với các hóa chất, kim loại hoặc bị côn trùng cắn.
Chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa là trường hợp da nổi các mụn ngứa, ngứa nhiều, đau và khó chịu. Phần da bị chàm tổ đỉa thường trở nên khô ráp, nứt nẻ, bong tróc làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh có thể do da phản ứng với các chất kích thích, hệ miễn dịch trên da bị rối loạn và môi trường có độ ẩm cao.
Chàm tổ đỉa là trường hợp da nổi các mụn ngứa, ngứa nhiều, đau và khó chịu
2. Các loại thuốc trị chàm da
Mặc dù không thể chữa dứt điểm bệnh nhưng các loại thuốc trị chàm da hiện nay cho hiệu quả trong việc giảm ngứa, chống viêm, ngăn chặn bội nhiễm và sự lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể. Các loại thuốc trị chàm da được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
Thuốc uống
Các loại thuốc trị chàm da ở dạng uống thường được chỉ định là:
- Thuốc chống dị ứng: Điển hình như siro phenergan, Chlorpheniramine, cetirizine,… có tác dụng giảm ngứa.
- Thuốc chống bội nhiễm: Thường sử dụng các loạikháng sinhnhư Amoxicillin, cephalosporin,…
Thuốc dùng ngoài da
Ngoài thuốc uống thì kem bôi hoặc dung dịch dùng ngoài da cũng được sử dụng kết hợp nhằm tăng hiệu quả điều trị chàm như:
- Hồ nước: Chủ yếu chỉ định với bệnh nhân chàm da giai đoạn đầu để làm dịu các kích thích, giảm tình trạng ngứa.
- Dung dịch: Thường sử dụng là nước muối sinh lý, thuốc tím, vioform 1%,… Có thể dùng miếng gạc thấm dung dịch rồi chấm đắp lên vùng da bị chàm.
- Kem mỡ: Hầu hết được chỉ định với những trường hợp chàm da mạn tính trong thành phần có chứa kháng để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Các loại kem mỡ thường dùng là cream celestoderm-neomycin, cream synalar-neomycin,… Ngoài ra, một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi corticosteroid, tuy nhiên, không sử dụng đối với vết chàm bị nhiễm trùng.
Các loại kem bôi có thể chỉ định với những trường hợp chàm da mạn tính
3. Cách kiểm soát triệu chứng chàm da tại nhà
Ngoài việc tuân thủ theo những hướng dẫn và chỉ định sử dụng thuốc trị chàm da, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng và cảm thấy dễ chịu hơn. Một số biện pháp có thể làm để kiểm soát tình trạng khó chịu do chàm da gây ra mà bạn có thể tham khảo là:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng, không sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,… tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhằm hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch và tác động tích cực đến tình trạng da, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi da bị tổn thương.
- Nên cân bằng giữa chế độ làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, stress bằng nhiều phương pháp lành mạnh.
- Tập luyện thể dục mỗi ngày và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, khô thoáng, được giặt giũ sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, không mặc quần áo bó sát gây bí bách hoặc ma sát khiếnvết thươngnặng hơn.
- Đeo găng tay khi vệ sinh nhà cửa, rửa chén, giặt đồ,…
- Sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Vệ sinh cơ thể mỗi ngày, sử dụng các sản phẩm như sữa tắm, sữa rửa mặt hay mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp, lành tính, không chứa chất gây kích ứng da,…
Nếu thấy có các biểu hiện nghi ngờ bị chàm thì bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để biết đó có phải chàm da hay không. Sau khi có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ kê toa thuốc trị chàm da tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh đồng thời tư vấn chế độ chăm sóc phù hợp để đảm bảo các vấn đề sức khỏe. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bôi, uống hoặc đắp lá theo mẹo dân gian lên vị trí bị chàm để tránh những hậu quả không mong muốn khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn.
Khám và điều trị chuyên khoa nếu xuất hiện tình trạng chàm da
Để thăm khám và điều trị chàm da, quý khách hàng có thể đếnChuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây sẽ có các bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, tư vấn biện pháp điều trị và hướng chăm sóc phù hợp nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu do chàm da gây ra.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám với bác sĩ da liễu củaMEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56sẽ có nhân viên hỗ trợ tận tình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!