Tin tức
Các loại thuốc chữa gout và lưu ý khi sử dụng
- 20/06/2023 |Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout
- 26/10/2023 |Gout là gì? Bệnh lý này điều trị có phức tạp hay không?
- 03/11/2023 |Các loại thuốc Gout được chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh
1. Gout là bệnh gì?
Goutlà một dạng viêm khớp đặc trưng bởi các đợt viêm cấp tái đi tái lại. Bệnh lý này xuất phát từ căn nguyên tăng cao hàm lượngaxit urictrong cơ thể làm tinh thể urat lắng đọng tại mô sinh ra các phản ứng viêm: đỏ, nóng, sưng, đau ở khớp.
Mô phỏng cơ chế hình thành và triệu chứng bệnh gout
Giữa các đợt viêm cấp này, tuy người bệnh không có triệu chứng nhưng tình trạng lắng đọng tinh thể urat vẫn tiếp tục xảy ra. Càng không được kiểm soát hiệu quả, các đợt viêm cấp tái phát càng tăng, thời gian không gặp triệu chứng ngày càng rút lại. Kết quả là, tổn thương khớp ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tàn phế.
Người mắc bệnh gout thường gặp một số triệu chứng:
- Khớp bị đau dữ dội, nhất là ở các khủy tay, cổ tay, mắt cá chân, khớp ngón chân. Một số trường hợp có chiều hướng gia tăng cơn đau trong vòng 4 - 12 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng.
- Đau khớp âm ỉ nhiều ngày, các cơn đau sau thường mạnh và lâu hơn so với cơn đau trước.
- Khớp bị sưng, nóng, tấy đỏ, mềm.
- Cử động khớp không được như bình thường khi bệnh ngày càng tiến triển.
2. Các loại thuốc chữa gout
Mục tiêu chính trongđiều trị bệnh goutlà dùng thuốc kết hợp với điều chỉnh trong sinh hoạt và lối sống để kiểm soát triệu chứng bệnh. Dùng thuốc chữa gout có tác dụng: giảm sưngviêm khớpở các đợt cấp, giảm nồng độ axit uric máu và dự phòng cơn gout cấp. Các loại thuốc thường dùng là:
2.1. Thuốc chữa gout cấp
2.1.1.Thuốc giảm đaukháng viêm không steroid
Điển hình cho dòng thuốc này là naproxen, ketoprofen, indomethacin, ibuprofen, aspirin,... với công dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, tim mạch, gan, thận,... nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn.
Dùng thuốc chữabệnh goutdạng không steroid cần thận trọng trước các tác dụng phụ
2.1.2. Thuốc Colchicine
Thuốc colchicine có tác dụng chống viêm chọn lọc, thường được dùng liều cao để kiểm soát các triệu chứng gout. Điều đáng nói là dùngthuốc chữa goutdạng này với liều cao có thể gặp phải nhiều độc tính làm tổn thương gan, thận, suy tủy xương,...
Trong 12 - 36 giờ đầu của các đợt gout cấp, thuốc colchicin phát huy tác dụng tốt, cải thiện triệu chứng nhanh chỉ trong 6 - 12 giờ. Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
2.1.3. Thuốc Corticosteroid
Do corticosteroid có nhiều tác dụng phụ nên dòng thuốc chữa gout này chỉ áp dụng với các trường hợp đã điều trị bằng những loại thuốc trên nhưng không đáp ứng hoặc trường hợp bệnh nhân chống chỉ định với colchicin và thuốc kháng viêm không steroid.
2.1.4. Thuốc giảm axit uric máu
Dòng thuốc này có thể sử dụng trong thời gian dài để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gout trong các đợt viêm cấp. Việc dùng thuốc không áp dụng với các trường hợp bị gout chưa từng dùng liệu pháp hạ acid uric máu.
Bệnh nhân đang dùng thuốc hạ acid uric máu mắc cơn gout cấp không nên dừng thuốc.
Thuốc hạ acid uric gồm nhiều loại: thuốc ức chế tổng hợp acid uric máu, thuốc tăng thải acid uric, thuốc tiêu acid uric, thuốc ức chế tái hấp thu acid uric có chọn lọc. Mỗi loại thuốc chữa gout dòng này có cơ chế tác dụng khác nhau nên tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Mục tiêu của việc điều trị cơn gout cấp là giảm sưng viêm khớp. Vì thế, các loại thuốc trên đây phát huy tốt công dụng giảm đau, kháng viêm để kiểm soát triệu chứng bệnh. Việc đưa ra quyết định lựa chọn loại thuốc nào để sử dụng cho bệnh nhân sẽ được bác sĩ căn cứ vào khả năng dung nạp thuốc, bệnh lý đi kèm và mức độ bệnh. Trong quá trình dùng thuốc cần đảm bảo liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
2.2. Thuốc dự phòng gout cấp
Thông thường, để điều trị dự phòng cơn gout cấp, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống viêm liều thấp trong tối thiểu 3 - 6 tháng kết hợp dùng thuốc hạ acid uric máu. Dựa trên tình trạng bệnh của từng bệnh nhân và cân nhắc giữa tác dụng phụ với lợi ích của việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc chống viêm phù hợp với bệnh nhân.
3. Một vài lưu ý trong quá trình dùng thuốc chữa gout
Người bị bệnh gout cần tái khám định kỳ để kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh
Mỗi loạithuốc chữa goutđều có những tác dụng phụ nhất định, vì thế, trước khi dùng người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ về các vấn đề: tác dụng đạt được, đối tượng chống chỉ định, tác dụng phụ có nguy cơ gặp phải, liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Nếu đang sử dụng loại thuốc nào khác để điều trị bệnh thì người bệnh cần thông báo để bác sĩ biết. Việc làm này giúp bác sĩ cân nhắc để đưa ra đơn thuốc hiệu quả, tránh được trường hợp gặp phải tương tác thuốc.
4. Biện pháp phòng tránh bệnh gout
Để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học. Những trường hợp tiền sử gia đình có người bị bệnh gout cần tiến hành xét nghiệm định kỳ và:
- Kiểm soát cân nặng hợp lý để không bị tăng acid uric tránh tạo sức ép cho khớp.
- Chú ý chế độ ăn tránh thực phẩm chứa giàu purine và ưu tiên bổ sung nguồn protein từ sữa, trứng, đậu; giàu chất xơ; tránh dùng đồ uống có ga và chứa cồn.
- Duy trì thể dục đều đặn kết hợp với các hoạt động ngoài trời để cải thiện sức khỏe. Đặc biệt, tránh tập luyện cường độ cao gây ảnh hưởng đến khớp.
Người bị bệnh gout cần có biện pháp kiểm soát nguy cơ tái phát bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp tái khám định kỳ.
Những thông tin vềthuốc chữa goutđược chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, không được dùng thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh gout có thể liên hệ hotline1900 56 56 56để đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa củaHệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!