Tin tức
Các loại đau đầu thường gặp
- 05/06/2023 |Thuốc giảm đau đầu: cách dùng và lưu ý khi sử dụng
- 29/06/2023 |Đau đầu kéo dài: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị
- 03/07/2023 |Tiết lộ các vị trí đau đầu nguy hiểm bạn nên cảnh giác
1. Danh sách các loại đau đầu thường gặp
1.1. Đau nửa đầu Migraine
Đây là hội chứng đau đầu khá nguy hiểm, thường xảy ra ở một bên đầu và kèm theo nôn mửa. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên cho đến người trưởng thành 50 tuổi, hiếm có trường hợp đau đầu Migraine sau tuổi 60.
Có nhiều dạng đau nửa đầu Migraine khác nhau, bao gồm:
- Migraine cổ điển;
- Migraine thông thường;
- Migraine võng mạc;
- Migraine liệt vận nhãn;
- Các biến chứng của đau nửa đầu Migraine.
Căn bệnh này có đặc điểm là cơn đau đầu xuất hiện theo từng cơn, đau một bên đầu và lan từ bên này sang bên kia. Cơn đau đầu có thể tăng mức độ từ nhẹ tới nặng, kéo dài từ vài giờ tới vài ngày, đặc biệt đau tăng nặng khi bệnh nhân vận động, di chuyển, hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế. Đau nửa đầu Migraine thường xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo trước như:
- Hoa mắt chóng mặt;
- Thị lực suy giảm, nhìn một thành hai;
- Ù tai;
- Nói khó;
- Da đầu tê buốt.
Cơn đau nửa đầu Migraine thường đến bất chợt và dữ dội
1.2. Đau nửa đầu mạn tính và đau đầu chuỗi
Đau nửa đầu mạn tính và đau đầu chuỗi xuất hiện nhiều ở nam giới trong độ tuổi từ 20 - 40. Cơn đau thường tập trung ở hốc mắt, thái dương, vùng trán, cánh mũi và vùng hai bên gò má, thậm chí cơn đau lan xuống xương hàm, vòm họng và vùng cổ.
Cơn đau đầu có thể trở nên dữ dội chỉ sau 10 phút với đặc điểm đau nhói buốt vùng đầu, kèm theo các biểu hiện như:
- Triệu chứng tại mắt: co đồng tử, sụp mi, xung huyết kết mạc, chảy nước mắt;
- Triệu chứng ở mũi: chảy nước mũi, ngạt một bên mũi;
- Triệu chứng ngoài da mặt: da ửng hồng vùng trán hoặc vùng mắt, đổ nhiều mồ hôi mặt.
1.3. Đau đầu sau chấn thương sọ
Chấn thương vùng đầu do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc trong quá trình sinh hoạt hàng ngày có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, động kinh, nôn mửa, tri giác thay đổi, lơ mơ, ngủ gà, hôn mê, nặng hơn là liệt tay chân. Đây là tín hiệu cảnh báo tụ máu não cần phải được cấp cứu ngay.
1.4. Đau đầu do các bệnh mạch máu
Các vấn đề về mạch máu hay hệ tuần hoàn máu có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu khó chịu. Một số bệnh lý mạch máu dưới đây có khả năng dẫn đến tình trạng đau đầu của người bệnh:
- Viêm động mạch;
- Xuất huyết dưới nhện;
- Huyết khối tĩnh mạch;
- Tăng áp động mạch;
- Đau động mạch đốt sống hoặc động mạch cảnh;
- Dị dạng mạch máu não;
- Máu tụ nội sọ;
- Thiếu máu não cấp.
1.5. Đau đầu liên quan đến các bệnh lý nội sọ
Các loại đau đầu thuộc nhóm này có mối liên hệ với những tình trạng sau:
- Nhiễm khuẩn nội sọ;
- Tăng/giảm áp lực dịch não tủy;
- U nội sọ;
- Sarcoidosis;
- Đau đầu do tiêm vào khoang dịch não tủy.
Các loại đau đầu khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau
1.6. Rối loạn chuyển hóa gây đau đầu
Rối loạn chuyển hóa có thể gây ra triệu chứng đau đầu và đây là tình trạng nguy hiểm thường xuất phát từ những nguyên nhân như:
- Hạ đường huyết;
- Tăng nồng độ CO2 máu;
- Thiếu hụt oxy;
- Gặp vấn đề về lọc máu;
- Vừa tăng CO2 vừa thiếu O2 trong máu;
- Các rối loạn chuyển hóa khác.
1.7. Đau đầu do các bệnh lý vùng đầu
Đau đầu có thể bắt nguồn từ các bệnh lý vùng mắt, xoang, mũi, xương sọ, tai, cấu trúc sọ, gáy, răng miệng, bệnh khớp thái dương hàm,...
1.8. Các loại đau đầu liên quan đến dây thần kinh
Đau dây thần kinh cũng là một trong số các loại đau đầu bạn có thể gặp phải, cụ thể:
- Đau dây thần kinh chẩm;
- Đau dây thần lưỡi - hầu;
- Đau dây thần kinh sọ;
- Đau dây thần kinh hầu trên;
- Đau dây thần kinh sinh ba;
- Đau dây thần kinh số VII phụ.
1.9. Đau đầu do căng thẳng
Khác với đau đầu do bệnh lý thực thể, đau đầu do căng thẳng xuất phát từ nguyên nhân tâm lý và là một trong các loại đau đầu phổ biến hiện nay. Cơn đau đầu có thể chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng cũng có khi lại đau đến vài ngày với đặc điểm đau nặng đầu, vị trí ở 2 bên thái dương hoặc ra sau gáy, thậm chí là đau lan tỏa khắp đầu.
Triệu chứng đau đầu do căng thẳng thường bắt nguồn từ lối sống, cụ thể:
- Làm việc quá lâu với máy tính;
- Căng thẳng, lo âu do áp lực công việc và cuộc sống;
- Tập trung vào màn hình các thiết bị điện tử trong thời gian dài;
- Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm tiếng ồn.
Bên cạnh các loại đau đầu nêu trên còn một số những dạng khác như: đau đầu vì lạnh, đau đầu do ho nhiều, đau đầu vì tiếp xúc với hóa chất, đau đầu do lực ép ngoài sọ hoặc do gắng sức,...
2. Cách điều trị các loại đau đầu
2.1. Điều trị nguyên nhân và triệu chứng
Để chấm dứt sự khó chịu do các cơn đau đầu gây ra thì bệnh nhân cần được chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ tư vấn các biện pháp điều trị nhằm giúp kiểm soát triệu chứng:
- Điều trị nguyên nhân: là tiêu chí điều trị được áp dụng phổ biến, bao gồm dùng kháng sinh nếu bệnh nhân bị đau đầu do viêm xoang hoặc viêm nhiễm ở hệ thần kinh trung ương, dùng thuốc hạ huyết áp nếu nguyên nhân gây đau đầu là do tăng huyết áp;
- Điều trị triệu chứng: giảm nhẹ chứng đau đầu bằng cách dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi đúng cách hoăc xoa bấm huyệt.
Thuốc sẽ được kê đơn dựa trên các nguyên nhân gây đau đầu
Việc dùng thuốc cần phải tuân theo chỉ định từ bác sĩ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là đau đầu hồi ứng.
2.2. Biện pháp điều trị thay thế
Ngoài phương pháp dùng thuốc để áp chế các cơn đau đầu thì còn các biện pháp thay thế khác cũng được sử dụng trong điều trị tình trạng này, chẳng hạn như:
- Thiền định;
- Thôi miên;
- Liệu pháp hành vi - nhận thức;
- Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng và dược phẩm;
- Châm cứu.
Trước khi thực hiện các liệu pháp trên, bệnh nhân nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ và lựa chọn địa chỉ uy tín.
Trên đây là các loại đau đầu điển hình mà nhiều người mắc phải trong cuộc sống hàng ngày. Cho dù là loại đau đầu nào thì ít nhiều cũng gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của bệnh nhân.
Nếu bạn đang phải trải qua các cơn đau đầu tái phát hoặc mang tính chất nghiêm trọng thì có thể đi khám tại Chuyên khoa Thần kinh -Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.Hãy liên hệ ngay với tổng đài của MEDLATEC qua hotline1900 56 56 56để được hướng dẫn đăng ký đặt lịch khám và nhận tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ tại viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!