Tin tức

Các biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh khí phế thũng

Ngày 11/11/2020
Tham vấn y khoa:Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Khí phế thũng là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong hít thở. Đặc biệt ở người già, bệnh lý để lại rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nhiều yếu tố khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về bệnh lý này.

1. Bệnh khí phế thũng

khí phế thũngđược lý giải là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp phía dưới, xuất phát từ những tổn thương ở các tiểu phế quản và phế nang. Những ảnh hưởng do bệnh lý này gây ra khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong hô hấp. Do sự suy giảm và mất dần chức năng của phế nang và một số tiểu phế quản khác. Đồng thời, tình trạng này được lý giải từ sự căng giãn quá mức dẫn đến phá hủy các phế nang.

Bệnh khí phế thũng có nguy hiểm không

Bệnh khí phế thũng có nguy hiểm không?

Khi sự suy giảm chức năng của phế nang và phế quản nhỏ kéo dài, không được điều trị sẽ khiến hệ hô hấp bị mất dần tính đàn hồi. Tình trạng này thường biểu hiện rõ rệt khi bệnh nhân hít không khí vào bên trong và bị ứ đọng lại ởphổi. Luồng không khí khi không thoát ra được phải hình thành túi khí để chứa nguồn không khí nghèo oxy này. Sau một thời gian, phế nang và phế quản bị phá hủy các thành bảo vệ, đồng nghĩa với tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, khó phục hồi.

Theo các bác sĩ, bệnh lý này là hậu quả của các căn bệnh hô hấp thể mạn tính. Điển hình như bệnh COPD (tắc nghẽn phổi mãn tính), hen phế quản trong thời gian dài,... Đặc biệt, khí phế thũng thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lào, hút thuốc lá liên tục trong nhiều năm (người lớn tuổi). Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc phải bệnh lý ngày một nhiều hơn. Đồng thời ở Mỹ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong xếp thứ 4 trong tổng số các bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Tương tự với những bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, khí phế thũng cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:

  • Viêm phế quản thể mạn tính: tình trạng này thường phát sinh do bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc chất kích ứng; các loại vi sinh vật tồn tại trong không khí. Một số chất độc hại thường gặp nhất có thể kể đến là khói thuốc lá, khí đốt của rác thải nilon, than đá, bếp củi,... Đồng thời, những vi sinh vật gây bệnh có thể là vi khuẩn, virus hoặc nấm.

Sự tấn công của virus là một nguyên nhân gây bệnh

Sự tấn công của virus là một nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh hen phế quản: những bệnh nhân bị hen phế quản trong thời gian dài và không được điều trị thường dễ khiến các túi khí bị căng giãn quá mức. Đồng thời, tính đàn hồi của các bộ phận như tiểu phế quản và phế nang cũng bị suy giảm và mất đi, gây ra bệnhkhí phế thũng.

  • Những đối tượng bẩm sinh đã bị biến dạng lồng ngực thường dễ bị chít hẹp phế quản khiến đường dẫn khí bị tắc nghẽn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm dồn nén một lượng không khí, gây ứ đọng bên trong phổi và tăng thêm nguy cơ mắc bệnh.

  • Các bệnh lý mang tính chất di truyền: điển hình như sự thiếu hụt của A1AT. Đây là loại protein có tác dụng phòng tránh viêm nhiễm cho các tế bào. Đồng thời, chúng cũng tham gia ức chế hoạt động của Enzyme Lactase tại bạch cầu. Sự suy giảm hàm lượng A1AT khiến cấu trúc đàn hồi củaphổidễ bị tổn thương và hình thành bệnh.

3. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân

Những triệu chứng của bệnh khí phế thũng thường rất dễ nhận diện, tuy nhiên mọi người cũng có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Để tránh chẩn đoán sai khiến tình trạng bệnh ngày một tiến triển nghiêm trọng, các bạn nên chủ động tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết bệnh. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mà các bạn có thể tham khảo:

3.1.Khó thở

Khó thở là triệu chứng phổ biến mà hầu hết tất cả bệnh nhân mắc phải bệnh lý này đều trải qua. Ở thời điểm mới khởi phát, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó thở nhẹ nhưng triệu chứng này sẽ ngày một nặng hơn theo thời gian. Đồng thời, bệnh nhân phải gắng sức trong việc thở ra.

Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở

Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở

Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, triệu chứng này sẽ diễn ra liên tục trong bất kỳ thời điểm nào, bao gồm cả những lúc nghỉ ngơi. Hơn thế nữa, khi mắc phải một số bệnh lý khác cũng liên quan đến đường hô hấp như áp xe phổi, viêm phổi,... thì cảm giác khó thở sẽ nghiêm trọng hơn.

3.2. Ho

Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng ho có đờm (ít) hoặc ho khan. Mặc dù có đờm nhưng người bệnh thường rất khó hoặc không khạc ra ngoài được. Chính vì thế, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi kèm theo tức lồng ngực. Thông thường, mọi người khá chủ quan khi bị ho, tuy nhiên đây cũng là triệu chứng để nhận biết một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

3.3. Một số triệu chứng đi kèm

Ngoài hai triệu chứng phổ biến được kể trên thì ở bệnh nhân còn xuất hiện một số biểu hiện cảnh báo khác. Chẳng hạn như sự biến dạng của lồng ngực (thành hình thùng), mức độ thông khí ở phổi bị giảm sút, gõ vang. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng rales phát ra. Đây là âm thanh phát sinh ra từ phổi do sự dịch chuyển của khí đạo hoặc các đường dẫn khí ở những đoạn hẹp.

Mặc dù bệnh lý này không gây tử vong tức thì khi mới khởi phát, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được can thiệp kịp thời thì nguy cơ dẫn đến biến chứng rất cao. Trong đó, một số biến chứng thường gặp nhất là sự suy giảm hô hấp thể mạn tính, động mạchphổitắc nghẽn, tâm phế mạn hoặc màng phổi tràn khí. Đồng thời, khi bệnh tiến triển nặng có thể kèm theo một số triệu chứng như gan to, phù và tĩnh mạch ở cổ nổi lên.

4. Phòng ngừa bệnh khí phế thũng

Khí phế thũng là một bệnh lý rất nguy hiểm với những đối tượng có thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá. Ngoài ra, những người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Chính vì thế, mọi người nên chủ động phòng ngừa để giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, sau đây là một số gợi ý hữu ích nhất dành tất cả bạn đọc:

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc thuốc lào. Đối với những người có thói quen hút thuốc cần tìm phương pháp cai thuốc.

  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.

Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng bệnh

Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng bệnh

  • Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp cần phải điều trị để khỏi bệnh hẳn, tránh trường hợp tái phát hoặc dẫn đến tình trạng viêm mạn tính.

  • Với những đối tượng làm việc trong môi trường độc hại, cần mang đồ bảo hộ lao động để hạn chế sự xâm nhiễm từ hóa chất. Nhất là những người làm việc trong ngành khai thác than đá, vệ sinh môi trường,...

  • Phụ huynh nên chủ động tiêm vacxin phòng ngừa bệnh lao cho con trẻ.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ (ít nhất 1 năm/lần) để theo dõi tình trạng sức khỏe và dễ dàng phát hiện bệnh.

  • Hình thành thói quen luyện tập thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và gia tăng sự đàn hồi củaphổi.

Luyện tập thể dục mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe

Luyện tập thể dục mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn để cơ thể được khỏe mạnh và nâng cao khả năng làm việc của phổi.

Với những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết này, chúng tôi hy vọng các bạn luôn nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân. Đồng thời, dễ dàng nhận biết các triệu chứng của bệnhkhí phế thũngcũng như kịp thời điều trị bệnh sớm, nâng cao khả năng hồi phục sức khỏe.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map