Tin tức
Các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay là gì?
- 16/07/2021 |Nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp và cách điều trị
- 21/09/2021 |Giải đáp băn khoăn: Thoái hóa khớp háng có chữa khỏi hoàn toàn không
- 01/09/2021 |Một số biện pháp hỗ trợ phục hồi chức năng trật khớp háng ở trẻ em
1. Thoái hóa khớp háng là gì
Thoái hóa khớpháng là bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp và chủ yếu xuất hiện ở người già. Tình trạng xảy ra khi có sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau lên lớp sụn khớp, khiến chúng bị bào mòn, gây ra những cơn đau dai dẳng. Thoái hóakhớp hángcần được phát hiện và điều trị dứt điểm ngay từ sớm, nếu để kéo dài, lâu dần bệnh nhân có thể mất khả năng đi lại vĩnh viễn.
Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng các đối tượng có nguy cơ cao hơn là: người già, người có bệnh sử bị viêm khớp, người từng bị tại nạn gặp chấn thương khớp háng, chị em phụ nữ.
Không chỉ do vấn đề tuổi tác, việc hình thành nên thoái hóa khớp háng còn do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Khớp háng có cấu tạo dị dạng ngay từ khi sinh ra rất dễ gặp các vấn đề như trật khớp, nặng hơn là thoái hóa khớp háng, hoặc các chấn thương khớp háng như vỡ ổ khớp, gãy cổ giải phẫu xương đùi,…
Do các chấn thương liên quan đến vùng khớp háng theo thời gian bộ phận bộ phận này sẽ suy yếu, dễ tổn thương và hình thành nên thoái hóa.
Không thể phủ nhận rằng thể dục thể thao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có khi vận động quá mạnh hoặc với cường độ cao cũng ảnh hưởng đến sức khỏe khớp háng.
60% đối tượng bị thoái hóa khớp háng đều do yếu tố di truyền gây nên.
Khi sinh ra bị sinh non hoặc nhẹ cân có thể gây ra các dị tật nhỏ ở hệ thống khớp háng, đây cũng được xem là một yếu tố tạo điều kiện có thoái hóa khớp háng hình thành.
Đa phần thoái hoá khớp háng là do di truyền
2. Các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay
Trên thực tế, chưa có trường hợp nào đã được chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp háng. Vì thế, việc điều trị chỉ giúp bệnh nhân duy trì khả năng vận động, hạn chế tình trạng đau khớp dai dẳng. Các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay cụ thể là:
Dùng thuốc
Thuốc giảm đaulà phác đồ điều trị được áp dụng ở các trường hợp thoái hoá khớp háng có triệu chứng đau. Có nhiều cấp độ đau và tương ứng với đó là các bậc điều trị giảm đau. Tuy nhiên, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cũng khá nhiều nên bác sĩ sẽ cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để chỉ định cho bệnh nhân. Tuyệt đối không tự ý sử dụng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ và đặc biệt không được lạm dụng thuốc giảm đau.
Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc điều trị giảm đau, kháng viêm có chứa steroid như naproxen, ibuprofen,... Tuy nhiên, như đã nói, cần cân nhắc trước khi sử dụng và cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ bởi loại thuốc này có thể có các tác dụng phụ tác động xấu đến tim mạch hoặc dạ dày của người bệnh.
Đối với trường hợp nặng: duloxetine hay tramadol là các loại thuốc các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa nặng sử dụng. Tramadol nằm trong danh sách số ít thuốc giảm đau opioid được kê đơn bởi những loại thuốc giảm đau khác có thể khiến bệnh nhân nghiện. Tuy nhiên, thuốc chỉ là biện pháp tạm thời, không nên sử dụng lâu dài.
Điều trị thoái hóa khớp háng bằng phương pháp phẫu thuật
Do sử dụng thuốc lâu dài có thể gây ra các tác động không tốt hoặc uống thuốc mà không đem lại hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ xem xét để tiến hành phẫu thuật. Có thể dễ dàng thấy được, phẫu thuật bao giờ cũng đem lại hiệu quả hơn so với việc sử dụng thuốc.
Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thay khớp háng bằng cách loại bỏ phần khớp háng bị tổn thương và thay thế nó bằng khớp nhân tạo. Nhờ vậy, khả năng hoạt động của bệnh nhân sẽ dần cải thiện, có thể tự thực hiện các công việc thường ngày mà không cần đến sự giúp đỡ của người thân.
Điều trị thoái hoá khớp háng bằng phẫu thuật hiệu quả hơn so với uống thuốc
Phương pháp này được chia thành 2 dạng chính là thay một phần khớp háng và thay toàn phần khớp háng. Về thay thế một phần chỉ được thực hiện khi lớp sụn bên ngoài bị bào mòn và một phần khớp háng bị tổn thương. Còn thay thế toàn phần thường sẽ được thực hiện đối với bệnh nhân trên 60 tuổi, người có bệnh nền vềxương khớp, người có tình trạng bệnh nghiêm trọng.
3. Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là căn bệnh hiếm gặp nhưng bạn cũng nên đề phòng. Sau đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng:
Giữ trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp theo chuẩn BMI: khi trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ làm cho áp lực lên vùng khớp háng tạo điều kiện hình thành thoái hóa.
Thường xuyên thay đổi tư thể: việc này sẽ giúp bạn vừa thoải mái trong thời quá trình nằm lâu, đứng lâu vừa giúp hạn chế tình trạng cứng khớp, thoái hóa khớp.
Nên luyện tập sức khỏe nhưng phải có độ phù hợp: luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu luyện tập trong cường độ cao với các động tác mạnh có thể gây tổn thương đến các khớp.
Duy trì tư thế cơ thể thẳng: khi cơ thể ở tư thế thẳng sẽ làm diện tích tiếp xúc giữa các mặt khớp tăng lên đồng thời giảm lực ép của cơ thể xuống, hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp háng.
Giữ nhịp sống thoải mái: bạn nên sắp xếp thật hợp lý giữa thời gian cho công việc và thời gian nghỉ ngơi. Cơ thể chúng ta cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục năng lượng, nếu bạn làm việc quá lâu cơ thể sẽ không chịu đựng được. Sau một thời gian, hệ thống xương khớp sẽ dần bị thoái hóa.
Nên cân bằng hài hòa giữa công việc và nghỉ ngơi
Có thể nói rằng, thoái hóa khớp háng tuy hiếm gặp nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí là mất khả năng đi lại. Vì thế, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường bạn nên đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay không thể điều trị dứt điểm bệnh, vì vậy tốt hơn hết mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh như trên.
Nếu còn thông tin gì cần giải đáp, quý vị vui lòng liên hệ đến Bệnh viện MEDLATEC qua đường dây nóng1900565656để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!