Tin tức
Bỏ túi ngay cách xử trí trẻ bị đầy hơi táo bón hiệu quả
- 03/12/2021 |Táo bón thực thể là gì, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
- 05/12/2021 |Giải đáp mọi băn khoăn về thuốc điều trị táo bón
- 23/11/2021 |Phụ huynh cần lưu ý: Vì sao trẻ đi học hay bị táo bón?
Các bậc phụ huynh thường rất lo lắng và bối rối trong việc xử trí trẻ bị đầy hơi táo bón
1. Nguyên nhân
Táo bónlà hiện tượng chậm thải phân hay thải phân rắn và khô, triệu chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng bởi hệ thống tiêu hóa vào những năm đầu đời vẫn còn non yếu, tình trạng này dễ xảy ra và có khả năng tái phát nhiều lần ở trẻ em. Để xử trí trẻ bị đầy hơi táo bón, cần giải quyết yếu tố nguyên nhân để giúp trẻ loại bỏ tác nhân gây hại, hỗ trợ quá trình điều trị cho bé.
Yếu tố tâm lý: trẻ nhỏ vốn hiếu động và ham chơi, thậm chí nếu không được tập luyện thói quen đi vệ sinh, nhiều trẻ có thể bỏ qua các dấu hiệu phản xạ và dần hình thành nên hiện tượng táo bón.
Chế động dinh dưỡng: đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đếnhệ tiêu hóaở trẻ như là uống ít nước, thiếu bổ sung chất xơ, pha sữa quá đặc,… Ngoài ra, nếu trẻ bị ép ăn quá nhiều, thời gian giữa mỗi bữa ăn quá gần nhau gây quá tải cho hệ tiêu hóa và dẫn đến những triệu chứng bất thường.
Tác dụng phụ của thuốc: thuốc kháng sinh, viên bổ sung sắt,… trong quá trình sử dụng điều trị có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ.
Nguyên nhân do bệnh lý:suy dinh dưỡng, bệnh lý gan mật,viêm phế quản, viêm đại tràng, nứt hậu môn, trĩ,…
Vệ sinh: thực phẩm không đảm bảo an toàn, các vật dụng dùng cho trẻ ăn như bình sữa, chén, muỗng,… không được vệ sinh kỹ càng.
Dị tật bẩm sinh: phình đại tràng, dài đại tràng, hẹp hậu môn, hẹp ruột,… khiến quá trình chuyển hóa và đào thải gặp cản trở, dẫn đến chứng đầy hơi táo bón ở trẻ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Chỉ sử dụng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ
2. Theo dõi các dấu hiệu sức khỏe
Kết hợp cùng với việc tìm ra yếu tố gây bệnh, phụ huynh cũng cần phải theo dõi sát các biểu hiện sức khỏe của bé. Ngoài tình trạng đầy hơi táo bón, trẻ cũng có thể xuất hiện những dấu hiệu kèm theo ví dụ như:
Trẻ không lên cân.
Cảm giác đau hay khó chịu.
Thường xuyên quấy khóc, khó ngủ.
Sốt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi
Tính chất phân: phân rắn hay mềm, có màu gì, lẫn nhầy máu hay không
3. Một số biện pháp xử trí trẻ bị đầy hơi táo bón
Nếu như trẻ không có tiền sử bệnh lý về đường tiêu hóa trước đây, phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà và lưu ý điều chỉnh thói quen ăn uống thường ngày của trẻ theo một số gợi ý sau:
Chăm sóc
Xoa bụng cho trẻ một cách nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Nên thực hiện trước mỗi bữa ăn hàng ngày để giúp bé giảm cảm giác khó chịu.
Hạn chế tình trạng trẻ nuốt phải nhiều lượng khí dư khi ăn: với trẻ bú mẹ, chú ý để bé ngậm bắt vú kín miệng, môi trên và môi dưới mở rộng, không bị mím vào trong. Với trẻ bú bình, theo dõi sát giúp trẻ nghiêng bình, sao cho lượng sữa lấp đầy miệng bình và dừng bú khi vừa hết sữa.
Giúp trẻ ợ hơi sau khi ăn: bạn có thể bế trẻ đặt đầu tựa vào vai, vỗ nhẹ hoặc xoa lưng theo chiều từ dưới lên trên để ngăn ngừa hiện tượng đầy hơi, trào ngược có thể gây ngạt thở cho trẻ.
Chườm nóng vùng bụng bằng khăn ấm hoặc túi chườm nhỏ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Chú ý kiểm tra nhiệt độ để không làm tổn thương làn da của trẻ.
Thực hiện động tác đạp xe: đặt bé ở tư thế nằm, nắm hai chân lần lượt đẩy về phía ngực bé một cách nhẹ nhàng, giúp kích thích đường tiêu hóa của bé và giảm cảm giác đầy hơi. Không nên nắm bé quá chặt và đẩy nhanh khiến bé khó chịu.
Dinh dưỡng
Bổ sung chất xơ: thực đơn hằng ngày của bé cần đảm bảo cung cấp một lượng rau củ cần thiết, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hỗ trợ xử trí trẻ bị đầy hơi táo bón. Nên chú ý chọn loại tươi mới, đảm bảo vệ sinh và nấu chín vừa phải để giúp trẻ hấp thu tốt những dưỡng chất cần thiết.
Cân bằng các bữa ăn: không nên ép trẻ ăn nhiều trong cùng một bữa, thay vì vậy bạn nên chia nhỏ bữa ăn và cách nhau một khoảng thời gian hợp lý để giảm áp lực lên đường ruột.
Nước: chú ý bổ sung nước đầy đủ cho trẻ, có thể dùng nước trái cây, sữa chua,… nhưng không nên sử dụng các loại nước đóng hộp, nước có gas vì hấp thu lượng đường cao khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Các bữa ăn hằng ngày cần được cân đối đủ lượng, đủ chất và cách một khoảng thời gian hợp lý
Thói quen vệ sinh
Nên hướng dẫn và tập cho trẻ đi vệ sinh mỗi ngày vào các mốc thời gian cố định trong ngày.
Nếu trẻ cảm thấy đau, khó chịu sau khi vệ sinh, hãy chuẩn bị một thau nước ấm và giúp trẻ ngâm rửa sạch sẽ. Chú ý lau sạch và đảm bảo vùng kín của bé được khô thoáng.
Thăm khám
Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám khi trẻ có những biểu hiện sau:
Trẻ gầy sút, suy dinh dưỡng.
Bụng to, chướng.
Sốt cao, nôn ói, co giật.
Các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng không mang lại hiệu quả.
Có biểu hiện đầy hơi táo bón trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe tối thiểu 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các tình trạng bất thường trên cơ thể.
Trẻ cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn chặn những tiến triển nặng nề ngay từ sớm
Với một số biện pháp xử trí trẻ bị đầy hơi táo bón trên đây, mong rằng bạn đọc đã nắm bắt được những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Để được tư vấn kỹ hơn và nhận sự hỗ trợ y tế cần thiết, khách hàng có thể gọi đến số1900.56.56.56của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!