Tin tức
Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả
- 01/02/2023 |Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: cách nhận biết và phương pháp điều trị
- 17/11/2023 |Dấu hiệu viêm loét dạ dày và những lưu ý bạn không thể bỏ qua
- 13/04/2023 |Khám dạ dày là khám những gì và những ai nên khám dạ dày?
1. Giới thiệu chung về tình trạng co thắt dạ dày
Tình trạng co thắt dạ dày có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tính chất của các cơn co thắt là thường xuất hiện đột ngột, dữ dội có thể kéo dài trong thời gian ngắn tầm vài phút, có khi là vài giờ. Triệu chứng của hiện tượng này khá giống với bệnh đau dạ dày với các biểu hiện như ợ chua,buồn nônvà đầy bụng,...
Viêm loét dạ dày tá tràng, vận động mạnh hay phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng,... là các nguyên nhân gây co thắt dạ dày. Để hạn chế cơn đau, người bệnh có thể dùng các thuốc chống co thắt dạ dày với công dụng làm giãn cơ. Dưới đây là tên các nhóm thuốc chống co thắt dạ dày bạn có thể tìm hiểu.
Tình trạng co thắt dạ dày có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới
2. Thuốc chống co thắt dạ dày bao gồm những loại nào?
1.1. Nhóm thuốc giãn cơ
Để làm giảm triệu chứng do co thắt dạ dày gây ra, người bệnh có thể dùng thuốc giãn cơ, điển hình là 2 loại thuốc Atropin, Hyoscin và Hyoscine butylbromide.
Atropin:
Thuốc có công dụng ức chế phản ứng của hệ thần kinh để giảm đau trong các trường hợp: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày (giúp hạn chế tiết axit dạ dày), tiêu chảy cấp và mạn tính, hội chứng ruột kích thích, co thắt phế quản, đau quặn thận hoặc đau do đường mật co thắt,...
Atropin có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Giảm tiết dịch dẫn tới khô mắt, thậm chí liệt cơ mi làm bệnh nhân có cảm giác sợ ánh sáng, khó nhìn gần;
Khó nuốt, khô miệng, phát âm không rõ;
Giảm dịch tiết phế quản, gây sốt;
Làm tăngnhịp tim, gây loạn nhịp tim hoặc đánh trống ngực;
Khi dùng theo liều cao, Atropin có thể kích thích thần kinh, gây ảo giác, run rẩy và hôn mê.
Người bệnh nên đi khám ngay nếu gặp phải những tác dụng phụ này. Cần lưu ý là thuốc chỉ dành cho những trường hợp bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, hẹp môn vị, liệt ruột.
Có nhiều loại thuốc chống co thắt dạ dày khác nhau
Hyoscine butylbromide:
Thuộc nhóm thuốc kê đơn với công dụng chính là giúp giảm đau, giảm co thắt dạ dày, bàng quang, ống tiêu hóa, hạn chế các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích.
Ngoài các công dụng nêu trên, Hyoscine butylbromide có khả năng gây ra những tác dụng không mong muốn bao gồm: khô miệng, dị ứng (đo, ngứa hoặc nổi mề đay trên da), loạn nhịp tim, bí tiểu, đau mắt đỏ, khó thở haychóng mặt.
Tương tự như khi gặp phản ứng phụ của thuốc Atropin, nếu trong quá trình sử dụng Hyoscine butylbromide cơ thể người bệnh có xuất hiện các dấu hiệu lạ này thì nên đi khám để được hỗ trợ xử trí y tế ngay.
Hyoscinum:
Dược tính của thuốc này cũng tương tự như Atropin, thường được chỉ định để điều trị các cơn đau do tăng nhu động, co thắt dạ dày ruột, đau do đau bụng kinh, sỏi mật, sỏi thận,...
Trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ như sau:
Gây khô cổ họng, khô miệng, bồn chồn, đau mờ mắt, rối loạn nhịp tim, đỏ bừng mặt, bí tiểu nhẹ, dị ứng da, ngất;
Rối loạn điều tiết thoáng qua khi tiêm thuốc;
Khi dùng với liều lượng cao thuốc có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, ảo giác, mất phương hướng, hành động cực đoan, hôn mê, mất trí nhớ ngắn hạn.
1.2. Nhóm thuốc có tính hướng cơ
Các thuốc chống co thắt dạ dày còn một nhóm khác đó là thuốc có tính hướng cơ, gồm 3 loại chính sau đây:
Dưới đây là 3 loại thuốc có tính hướng cơ có thể chỉ định cho bệnh nhân:
Alverine citrate:
Công dụng chính của thuốc là giúp kiểm soát triệu chứng rối loạn co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường sinh dục - tiết niệu và giảm đau bụng kinh. Thuốc không được chỉ định cho những trường hợp mất trương lực ruột kết, tắc ruột, liệt ruột, phân đóng chặt trong ruột và đặc biệt thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Những tác dụng phụ bệnh nhân có thể sẽ gặp phải khi dùng Alverine citrate đó là: đau đầu, buồn nôn, dị ứng, phát ban, ngứa, chóng mặt,...
Papaverin:
Tương tự như những thuốc còn lại, Papaverin phát huy tác dụng trong những trường hợp đau bụng do tăng nhu động ruột, co thắt dạ dày khi mắc phải các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột. Bên cạnh đó thuốc còn được dùng để kiểm soát tình trạng co thắt tử cung do viêm túi mật, viêm thận hay quặn thận, chống co thắt mạch máu não, đau thắt ngực, hỗ trợ làm giãn cơ tim, phòng ngừa thiếu máu cơ tim và co thắt phế quản.
Tuy rằng thuốc chứa ít độc tính nhưng nếu dùng Papaverin sai cách có thể gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy), ngủ gà, chóng mặt, ngủ lịm, an thần, đau nhức đầu, viêm gan,... Nếu trong quá trình dùng thuốc mà bệnh nhân bị vàng da và có các triệu chứng nêu trên thì nên ngừng thuốc ngay.
Việc sử dụng thuốc chống co thắt dạ dày cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
Nospa:
Nospa được chỉ định để cải thiện các dấu hiệu như cơn đau quặn mật, đau do co thắt dạ dày, sỏi mật, co thắt đường mật (do viêm đường mật, viêm túi mật hay sỏi mật),hội chứng ruột kích thích,... Bên cạnh những tác dụng nêu trên, thuốc còn giúp giảm cảm giác đau co thắt tử cung, co thắt đường sinh dục (do sỏi thận, viêm bể thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang).
Tuy nhiên trong khi sử dụng thuốc Nospa thì bệnh nhân nên chú ý đến thời gian cũng như liều dùng để tránh nguy cơ gặp phải những phản ứng không mong muốn như: chóng mặt, buồn nôn hoặc bị hạ huyết áp (đối với dạng tiêm nhanh hoặc dung dịch).
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin chi tiết về các thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định phổ biến hiện nay. Để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm, bạn không nên tự ý sử dụng mà hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!