Tin tức
Biến chứng của bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?
- 17/02/2022 |Mách mẹ cách phòng tránh bệnh tay chân miệng đơn giản và hiệu quả
- 14/09/2023 |Cảnh báo dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ
- 30/11/2023 |Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng cha mẹ cần lưu ý
- 21/03/2024 |Các cấp độ của bệnh tay chân miệng ở trẻ cha mẹ cần cảnh giác
1. Những biến chứng của bệnh tay chân miệng
Căn bệnh này có thể xuất hiện vào mọi thời điểm trong năm nhưng khi giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng là lúc dịchbệnh tay chân miệngdễ bùng phát.
Khi mắc bệnh, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng như sốt cao, nôn, xuất hiện những nốt phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay hay chân,... Với những trường hợp nhẹ và không xảy ra biến chứng, trẻ có thể khỏi bệnh sau 3 đến 7 ngày.
Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biến chứng của bệnh tay chân miệng:
- Những biến chứng thần kinh như tình trạngviêm não, viêm màng não, viêm thân não, viêm não tủy,.... Khi gặp phải biến chứng này, trẻ thường có những dấu hiệu bất thường như sau:
- Giật mình hoặc co giật theo từng cơn ngắn trong thời gian từ 1 đến 2 giây và xảy ra chủ yếu ở tay và chân. Những cơn co giật này thường xuất hiện khi trẻ ngủ hay khi mẹ cho trẻ nằm ngửa.
- Trẻ đi loạng choạng, có biểu hiện ngủ gà, bứt rứt, run chi hay mắt nhìn ngược.
- Rung giật nhãn cầu.
- Tăng trương lực cơ.
- Yếu hay liệt chi.
- Hôn mê.
- Những biến chứng tim mạch, hô hấp, bao gồm tình trạngtăng huyết áp,phù phổicấp, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch,... Một số biểu hiện của trẻ khi xảy ra biến chứng về tim mạch và hô hấp như sau:
- Mạch nhanh.
- Đổ mồ hôi, da có biểu hiện nổi vân tím, chân tay lạnh.
- Huyết áp tăng cao và ở giai đoạn sau không đo được huyết áp và mạch.
- Trẻ bị khó thở với biểu hiện thở nhanh, hơi thở nông, thở khò khè, thở không đều, ngực rút lõm,...
- Những trường hợp bị phù phổi cấp thường gặp phải một số biểu hiện như da tím tái, sùi bọt hồng, khó thở,...
- Biến chứng đối với thai kỳ
Mặc dù rất hiếm nhưng một số mẹ bầu có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nếu tiếp xúc với người bệnh. Những trường hợp bị bệnh trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể phải phải đối mặt với nguy cơ sảy thai. Trẻ được sinh ra từ những thai phụ mang bệnh có thể mắc bệnh tay chân miệng với những triệu chứng nhẹ.
Khi trẻ quấy khóc bất thường, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm
Có thể nói rằng, biến chứng của bệnh tay chân miệng vô cùng nguy hiểm, do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như giật mình, chới với, li bì, run và yếu chân tay, đi đứng loạng choạng, thở mệt, quấy khóc, lạnh chân tay, mạch nhanh, tăng huyết áp,...
2. Một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng
Chăm sóc trẻ bị bệnh không đúng cách có thể là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến biến chứng của bệnh tay chân miệng. Dưới đây là một số sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải khi chăm sóc trẻ bị bệnh:
- Dùng thuốc xanh để bôi lên những nốt phỏng nước của trẻ: Lúc này, những nốt phỏng nước của trẻ sẽ bị che đi, khó nhìn hơn, từ đó gây nhiều khó khăn cho bác sĩ trong quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc
- Các bậc phụ huynh tự ý dùngthuốc kháng sinhcho trẻ: Đây là thói quen xấu cần loại bỏ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đối với trường hợp không xảy ra bội nhiễm, việc sử dụngkháng sinhhoàn toàn không có tác dụng đối với trẻ bị bệnhtay chân miệng. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc kháng sinh sai cách, còn có thể dẫn đến kháng kháng sinh khiến cho việc điều trị những vấn đề sức khỏe của trẻ về sau không hiệu quả và gặp rất nhiều khó khăn.
- Một số phụ huynh cho trẻ sử dụng vitamin trong thời gian trẻ bị bệnh nhưng không tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Kiêng tắm cho trẻ: Những triệu chứng bệnh có thể khiến cho trẻ ngứa ngáy và có xu hướng gãi nhiều, có thể khiến cho nốt phỏng bị vỡ và dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Do đó, mẹ không nên kiêng tắm cho trẻ mà vẫn có thể tắm cho trẻ bình thường nhưng nên nhớ tắm bằng nước ấm và tắm trong phòng kín gió.
3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị đối với căn bệnh nguy hiểm này, do đó, việc điều trị chủ yếu tập trung vào giải quyết các triệu chứng bệnh. Để hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng của bệnh tay chân miệng, trẻ cần được chăm sóc đúng cách, dưới đây là một số lưu ý dành cho các bậc phụ huynh:
- Nếu trẻ bị sốt và đau, cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt và giảm đau cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung điện giải để hạn chế tình trạng mất nước.
- Căn bệnh này có thể lây lan, vì thế khi trẻ bị bệnh, mẹ nên cho trẻ nghỉ học khoảng 10 ngày để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh sang những trẻ khỏe mạnh khác.
Nên đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín
- Ngay khi trẻ có những biểu hiện bất thường, có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra những biến chứng của bệnh.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về biến biến chứng của bệnh tay chân miệng và một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh. Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ y tế mà các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa con đến thăm khám.
Đội ngũ y bác sĩ của MEDLATEC không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn luôn tận tâm với người bệnh. MEDLATEC còn đặc biệt chú trọng đến không gian vui chơi của trẻ, giúp trẻ giảm cảm giác lo sợ và thoải mái hơn trong môi trường bệnh viện.
Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác.
Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám sớm cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56củaHệ thống y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!