Tin tức

Bị tiểu đường nên ăn trái cây gì để không bị tăng đường huyết?

Ngày 14/08/2021
Tham vấn y khoa:Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Một người khi bị bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát các biến chứng của bệnh. Một trong những băn khoăn của rất nhiều người bị tiểu đường là việc ăn trái cây do loại thực phẩm này chứa rất nhiều đường tự nhiên. Vậy bị tiểu đường nên ăn trái cây gì và không nên ăn loại nào? Bài viết hôm nay có thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chọn lựa trái cây phù hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường.

1. Danh sách cho những ai chưa biết tiểu đường nên ăn trái cây gì

Carbohydrate tuy là nguồn năng lượng chính của cơ thể nhưng bệnh nhântiểu đườngkhông nên tiêu thụ quá nhiều mỗi ngày. Nguyên nhân là do nếu người bệnh hấp thụ quá nhiều Carb thì chúng sẽ chuyển hoá thành đường, gây tăng lượng đường trong máu.

Nguồn dinh dưỡng đến từ hoa quả luôn được cho là có độ an toàn cao nếu sử dụng hợp lý, thậm chí chúng còn giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ bịbệnh tiểu đườngtuýp 2. Dưới đây là danh sách những loại hoa quả nên có trong thực đơn của người bị tiểu đường:

1.1. Bưởi, cam, quýt

Nhờ có tác động tương tự như insulin, bưởi có công dụng trong việc giảm đường huyết. Nhưng nếu bệnh nhân đang hạmỡ máubằng nhóm thuốc statin thì không nên ăn loại quả này gần sát thời điểm dừng thuốc do chúng có khả năng gây nên những tác dụng phụ như tiêu cơ vân, gây độc cho thận và gan. Đồng thời nên uống cách thời điểm ăn các loại quả này sau ít nhất 2 tiếng để không làm tăng độc tính hoặc hoạt tính của thuốc.

Tiểu đường nên ăn trái cây gì

Các loại quả thuộc nhóm bưởi, cam quýt có tác dụng trong điều trị tiểu đường

1.2. Dâu đen, dâu tây, nho đen, mâm xôi, việt quất

Nhóm quả mọng này có tác dụng giúp giảm mỡ máu, kiểm soát đường trong máu và cả hạ huyết áp rất hiệu quả nhờ chứa các thành phần như kali, chất xơ, folate, magie, mangan, chất chống oxy hoá vàvitamin C.

1.3. Lê, đào, ổi, táo, dưa hấu

Nhóm trái cây này rất giàu vitamin C, A, chất xơ và kali. Chỉ riêng dưa hấu đã chứa một lượng lớn các vitamin như A, B, C, canxi, sắt, chất xơ, magie, kali,...

1.4. Bơ, oliu

Đây là nhóm quả cung cấp chất béo tốt, axiamin, chất xơ hoà tan, vitamin A, B, C, E, các khoáng chất như kali, magie, chống oxy hóa, kẽm, canxi và sắt.

2. Không nên ăn nhiều những trái cây nào?

Bên cạnh các loại hoa quả đã kể trên, cũng có những loại trái cây chứa rất nhiều đường dễ dẫn tớicao huyết ápvà không tốt cho bệnh tiểu đường. Ví dụ như những loại sau:

2.1. Mít, sầu riêng

Theo nghiên cứu thì lượng đường trong 2 loại quả này nhiều tương đương với lượng đường có trong một bát cơm trắng hoặc 1 lon cocacola.

2.2. Xoài chín

Vỏ xoài xanh có chứa hợp chất insulin rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại xoài chín lại chứa một lượng đường đáng kể có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh cao huyết áp.

2.3. Dứa chín

Không nên ăn quá nhiều quả dứa chín do trong đây chứa rất nhiều đường. Tuy nhiên trong dứa chín cũng chứa những vitamin có lợi và các nguyên tố vi lượng. Ngoài ra dứa còn tăng khả năng chống viêm cho cơ thể. Do đó bệnh nhân bị tiểu đường có thể ăn dứa nhưng nên hạn chế, không nên ăn nhiều.

Người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều dứa chín do quả này chứa nhiều đường

Người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều dứa chín do quả này chứa nhiều đường

2.4. Quả vải, nhãn

Nhãn và vải chính chứa ít chất xơ và có hàm lượng đường rất cao. Người bệnh chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả nhưng nên ăn những quả còn tươi hoặc chỉ nên ăn trong bữa phụ, cách xa bữa ăn chính.

2.5. Chuối chín kỹ

Chuối bình thường vốn đã rất nhiều đường nhưng khi chín kỹ còn nhiều hơn, vì vậy người bệnh nên kiêng loại quả này.

3. Ăn trái cây như thế nào để không tăng huyết áp khi bị tiểu đường

  • Ăn hoa quả tươi, không nên ăn loại khô đóng hộp và các loại đã qua chế biến vì những loại này có nhiều đường cô đặc.

  • Nếu ăn hoa quả khô cần kiểm tra kỹ bảng thành phần. Do nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều loại đường khác nhau trong một sản phẩm như: đường mía, xi-rô ngô fructose cao, đường nghịch đảo, dextran, chất làm ngọt ngô,...

  • Hạn chế sử dụng sinh tố, nước ép trái cây vì ⅓ - ½ cốc nước ép đã chứa 15gr Carb. Do là dạng lỏng nên cơ thể sẽ hấp thụ đường nhanh hơn, tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.

4. Lựa chọn hoa quả một cách hợp lý cho khẩu phần ăn

Chỉ số đường huyết thực phẩm được gọi là GI. Chỉ số này được coi là thấp nếu nằm trong khoảng từ 0 - 55, còn trên 70 là cao. Hiện nay người ta lại thường sử dụng GL để tính toán tải trọng đường huyết có trong thực phẩm, giúp xác định được hàm lượng đường cơ thể sẽ hấp thu nếu chúng ta tiêu thụ những thực phẩm đó.

Cách tính tải trọng đường huyết: lấy chỉ số GI nhân với lượng Carb của 1 khẩu phần ăn có trong thực phẩm đó và chia cho 100. Nếu tải trọng đường huyết trong thực phẩm nhỏ hơn 10 thì đó là thấp, cao là từ 10 trở lên.

Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, không nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp nhưng tải trọng đường huyết GL lại cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp có những loại thức ăn chỉ số GI cao, GL thấp (tính trong 100g) thì bệnh nhân tiểu đường vẫn ăn được, nhưng cần hạn chế.

Cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn trái cây và cách chế biến khi bị mắc bệnh tiểu đường

Cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn trái cây và cách chế biến khi bị mắc bệnh tiểu đường

Nhìn chung, trái cây có ích rất nhiều khi giúp bệnh nhân tiểu đường có thể hấp thụ đường một cách từ từ và cảm thấy no. Việc ăn đủ chất xơ có ý nghĩa lớn trong việc giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm nguy cơ béo phì, đột quỵ và đau tim. Các chuyên gia sức khoẻ cũng khuyến khích nên ăn trái cây kết hợp cùng chất xơ trong thực đơn ăn uống thay vì uống nhiều nước ép trái cây.

Như vậy, bài viết đã trả lời cho câu hỏi: tiểu đường nên ăn trái cây gì và không nên ăn loại quả nào. Tuỳ thuộc vào sự hấp thu và tình trạng bệnh, mỗi người nên cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn trái cây trong mỗi khẩu phần ăn của mình để cân bằng dinh dưỡng và biến trái cây trở thành một loại thực phẩm hữu ích trong việc kiểm soát căn bệnh tiểu đường.

Nếu cần giải đáp những thắc mắc liên quan tới bệnh tiểu đường cũng như chế độ ăn hợp lý khi mắc căn bệnh này, bạn có thể liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn1900565656của BVĐK MEDLATEC để biết thêm thông tin chi tiết về các gói khám phù hợp và đặt lịch với bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map