Tin tức
Bị thiếu máu - những thông tin không thể bỏ qua
- 31/03/2022 |Thiếu máu khi mang thai và cách bổ sung hiệu quả, khoa học
- 22/03/2022 |Ngất do thiếu máu não là hiện tượng gì? Có gây nguy hiểm gì cho người bệnh hay không?
1. Bệnh thiếu máu - nguyên nhân và triệu chứng cảnh báo
1.1. Như thế nào là thiếu máu?
Thiếu máu là một bệnh lý phổ biến nhưng rất nhiều người không biết nguyên nhân thiếu máu là gì
Thiếu máulà tình trạng suy giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong tế bào máu ngoại vi khiến cho việc cung cấp oxy cho các mô tế bào trong cơ thể bị thiếu hụt.
Thiếu máu được WHO định nghĩa là hiện tượng xảy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người thấp hơn so với mức độ của người khoẻ mạnh ở cùng độ tuổi, giới tính và môi trường sống. Điều đó có nghĩa là nó chính là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố ở trong máu lưu hành.
1.2. Nguyên nhân thiếu máu là gì?
Nguyên nhân thiếu máuphổ biến nhất gồm:
- Thiếu sắt: những người bị thiếu máu do thiếu sắt chủ yếu xuất phát từ: bệnh dạ dày, ăn kém, u chảy máu, rong kinh, giun móc,...
- Giảm sản xuất ở tủy xương: do suy tủy, rối loạn sinh tủy.
- Thiếu acid folic: phổ biến ở người bị hấp thu kém, nghiện rượu.
- Thiếuvitamin B12: thường xảy ra ở người đã cắt hoặc bị viêm đoạn hồi tràng, thiểu năng tuyến tụy, cắt dạ dày.
- Bất thường nhiễm sắc thể: xảy ra do có bất thường trong cấu tạo Hemoglobin hồng cầu ở những người mắc bệnh Thalassemia.
- Tán huyết miễn dịch: cơ thể luôn có kháng thể bất thường để chống lại hồng cầu, khiến cho hồng cầu bị vỡ từ đó dẫn đến bệnh thiếu máu.
- Suy thận mạn: bệnh lý này làm giảm tế bào cạnh cầu thận và suy giảm lượng Erythropoietin.
1.3. Những triệu chứng thiếu máu cần ghi nhớ
Cáctriệu chứng thiếu máuđược phân loại như sau:
- Triệu chứng cơ năng
+ Thường xuyên bị hoa mắt, ù tai, chóng mặt khi làm gắng sức hoặc đột ngột thay đổi tư thế.
+ Ngất lịm (xảy ra ở người bị thiếu máu nhiều).
+ Đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở, đôi khi bị đau vùng trước tim vì thiếu máu cơ tim.
Vàng niêm mạc hoặc vàng da là một trong những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu
+ Giảm sút trí nhớ, đau đầu.
+ Ngủ gà hoặc mất ngủ.
+ Tính tình dễ cáu gắt.
+ Sức lao động chân tay và trí óc suy giảm.
+ Tay chân bị tê.
+ Táo bón hoặc tiêu chảy.
+ Bị đau bụng, đầy bụng.
+ Chán ăn.
- Triệu chứng thực thể
+ Niêm mạc bị nhợt nhạt, da xanh xao.
+ Vàng da, vàng niêm mạc.
+ Niêm mạc và da bị sạm.
+ Lưỡi nhạt màu hoặc có bự bẩn, dày và đỏ lừ, lưỡi nhẵn bóng vì gai lưỡi bị mòn hoặc mất đi.
+ Móng dễ bị gãy, đục, bở,...
+ Rụng tóc.
2. Chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu bằng cách nào?
2.1. Vì sao cần phải điều trị thiếu máu?
Bệnh thiếu máulà một tình trạng sức khỏe không thể chủ quan, cần phát hiệndấu hiệu thiếu máuđể điều trị càng sớm càng tốt vì nếu kéo dài, người bệnh có thể sẽ phải chịu đựng nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Cơ thể bị suy nhược ở mức độ trầm trọng.
- Thai kỳ gặp biến chứng, có thể gây sinh non.
- Gặp vấn đề tim mạch.
- Bị thiếu máu não.
- Suy tim.
- Tử vong.
2.2. Chẩn đoán thiếu máu như thế nào?
Khi xuất hiện những triệu chứng thiếu máu như đã nói đến ở trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm tổng phân tích máu. Xét nghiệm này giúp khẳng định và phân mức độ thiếu máu. Để chẩn đoán thiếu máu thông qua xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu thì các thông số sau rất cần thiết:
- Số lượng tế bào hồng cầu ở trong máu (RBC).
- Huyết sắc tố ở trong máu (HGB).
- Huyết sắc tố hồng cầu trung bình (MCH).
- Dung tích của hồng cầu (HCT).
- Kích thước phân bố hồng cầu (RDW).
- Trung bình thể tích của hồng cầu (MCV).
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp bác sĩ có cơ sở chẩn đoán thiếu máu
Ngoài ra, để chẩn đoán xác định, một số xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu cũng có thể được thực hiện như: tủy đồ, huyết đồ, điện di hemoglobin,... Nếu thấy cần thiết, bác sĩ còn có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm chức năng thận và gan, soi dạ dày đại tràng,xét nghiệm giun sán,… để tìm ra chính xác nguyên nhân thiếu máu ở từng bệnh nhân.
2.3. Biện pháp điều trị thiếu máu là gì?
Để điều trị thiếu máu thì nguyên tắc chung cần tuân thủ đó là:
- Xác định nguyên nhân và điều trị dựa vào đó đồng thời kết hợp điều trị nguyên nhân với truyền bù khối hồng cầu.
- Dựa vào huyết sắc tố để truyền chế phẩm khối hồng cầu.
- Đảm bảo duy trì được lượng huyết sắc tố tối thiểu trong khoảng 80 g/L, riêng đối với người bị bệnh phổi mạn tính hoặc mắc bệnh tim thì cần duy trì lượng huyết sắc tố trên 90 g/L.
Biện pháp điều trị thiếu máu không giống nhau ở mỗi bệnh nhân bởi nó cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như:
- Với trường hợp bị thiếu máu ở mức độ năng: dùng thuốc theo căn nguyên gây bệnh kết hợp với truyền máu.
- Với trường hợp bị thiếu máu do mắc bệnh tự miễn: dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, corticosteroid.
- Với những người bị thiếu máu do thiếu sắt: cần bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 và các loại vitamin cùng khoáng chất khác.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm máu. Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện không chỉ sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm trình độ giỏi với kinh nghiệm lâu năm mà còn có hệ thống thiết bị y khoa hiện đại nhập khẩu hoàn toàn ở các nước có nền y tế tiên tiến, đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP cấp cho những phòng Lab xuất sắc thế giới. Toàn bộ kết quả xét nghiệm sẽ được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành đọc, tư vấn kết quả và hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Nếu bạn đang muốn kiểm tra sức khỏe hay chẩn đoánthiếu máu, hãy gọi ngay cho Tổng đài1900 56 56 56của bệnh viện. Tại đây, chuyên gia y tế của chúng tôi sẽ cho bạn biết nên làm gì để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình trong thời gian ngắn nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!