Tin tức
Bị sưng thùy tai: nguyên nhân và cách xử trí
- 01/08/2023 |Ngoáy tai thường xuyên có tốt không?
- 06/08/2023 |Bấm lỗ tai có đau không, chăm sóc sau bấm như thế nào?
- 03/09/2023 |Người bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để sớm khỏi bệnh?
1. Tại sao thùy tai bị sưng?
Phần dưới cùng của vành tai chỉ có da mà không có sụn, cấu tạo bởi mỡ và các tổ chức liên kết gọi làthùy tai(dái tai). Sưng thùy tai là hiện tượng nhiều người gặp phải nhưng nguyên nhân gây nên lại không giống nhau:
Nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai rất dễ gây sưng thùy tai
- Nhiễm trùng sau bấm lỗ tai
Sau khi bấm lỗ tai thường có cảm giác đau và bị sưng nhẹ ở thùy tai nhưng tình trạng này sẽ tự khỏi trong vài ngày. Nếu vì một lý do nào đó mà vùng thùy tai bị nhiễm trùng như: dùng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để bắn lỗ tai, chăm sóc vùng thùy tai không cẩn thận,... thì thùy tai có thể bị sưng đau kéo dài, tấy đỏ và chảy mủ.
- Bệnh viêm da dị ứng
Người mắc bệnh viêm da dị ứng nếu đeo khuyên tai bằng chất liệu gây kích ứng da thì cũng có thể bị sưng đau,ngứa ở thùy tai. Hiện tượng này gọi là dị ứng niken, sau khi khuyên tai được tháo ra và thay thế bằng loại khuyên tai khác có chất liệu không gây kích ứng thì dần dần thùy tai sẽ trở về trạng thái bình thường.
- Bị chấn thương
Bất cứ tác động nào khiến cho thùy tai bị chấn thương đều có thể khiến bộ phận này bị sưng.
- Côn trùng cắn
Khi bị côn trùng cắn vào thùy tai thì vùng này có thể bị sưng đỏ. Nếu sơ cứu đúng cách với các bước: dùng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch rửa sạch tai sau đó chườm đá lạnh cứ 10 phút thay 1 lần thì hiện tượng sưng đỏ thùy tai sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý rằng khi bị côn trùng cắn mà có các dấu hiệu phát ban đỏ, sốt, ngứa ngáy, khó thở,... thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu an toàn.
- Nổi mụn nhọt
Mọcmụn nhọt ở thùy taido nhiễm trùng da có thể khiến cho vùng này sưng lên và có mủ. Thông thường, khi mụn nhọt tự vỡ thì sau vài ngày tình trạng này sẽ chấm dứt.
- Tụ máu ở tai
Một va đập nào đó tác động vào thùy tai có thể khiến cho cục máu tụ hình thành và làm cho thùy tai bị sưng, đau, bầm tím. Trường hợp này nếu không được dẫn lưu máu tụ đúng cách có thể gây nhiễm trùng tai.
- Bệnh viêm tai xương chũm
Khi xương chũm bên trong tai bị nhiễm trùng người bệnh sẽ có triệu chứng: suy giảm hoặc mất thính giác, đau đầu, sốt, đau sưng thùy tai, chảy dịch từ bên trong tai ra ngoài.
- Nhiễm trùng tai ngoài
Bệnh lý này cũng có thể khiến chothùy tai bị sưng. Đối tượng thường gặp nhất là người hay bơi lội, trẻ trong độ tuổi 7 - 12. Người bị nhiễm trùng tai ngoài không chỉ sưng thùy tai mà còn bị tấy đỏ, ngứa, đau ở bên ngoài lỗ tai.
Bị nhiễm trùng tai ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến cho thùy tai sưng đau
- Áp xe
Khốiáp xecó thể hình thành ở bất cứ vùng da nào và thùy tai cũng không ngoại lệ. Đây thường là kết quả của nhiễm trùngvi khuẩn. Khi hình thành áp xe ởthùy taingười bệnh sẽ thấy có vết sưng chứa dịch mủ bên trong. Áp xe càng tiến triển thì thùy tai càng sưng và nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh, khả năng nghe,... càng cao.
- Bị u nang
U nang bã đậu xuất hiện ở thuỳ tai là kết quả của tích tụ nang tuyến bã bên dưới chân lông do không được vệ sinh sạch sẽ. Đặc điểm của khối u nang bã đậu là có hình tròn, khi ấn ngón tay vào khối u sẽ di chuyển. Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm vi khuẩn tại u nang sẽ khiến cho thùy tai có ổ áp xe gây sốt, chảy mủ và sưng tấy thùy tai.
- Viêm mô tế bào
Đây là một dạng nhiễm trùng da do vi khuẩn với triệu chứng điển hình là thùy tai sưng đỏ, cảm giác đau đớn khi chạm vào. Bệnh lý này có thể biến chứng nguy hiểm nên cần được khám và điều trị ngay.
2. Cách xử trí khi thùy tai bị sưng
2.1. Chăm sóc tại nhà
Khi phát hiện thùy tai bị sưng bạn có thể khắc phục tạm thời tại nhà bằng cách chườm đá lạnh vào vùng này để các mạch máu co lại nhờ đó tình trạng sưng sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, nếu sưngđau thùy taibạn cũng có thể uốngthuốc giảm đaukhông kê đơn paracetamol.
2.2. Can thiệp y khoa
Nếu đã áp dụng phương pháp chăm sóc tại nhà nêu trên mà hiện tượng sưng thùy tai không cải thiện hoặc tiến triển kèm sốt và mủ thì bạn cần khám bác sĩ Tai mũi họng ngay. Sau khi thực hiện các kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân sưng thùy tai bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp.
Bị sưng thùy tai nhiều ngày tốt nhất nên khám bác sĩ Tai mũi họng để có biện pháp điều trị hiệu quả
Thông thường, bệnh nhân sưng thùy tai do áp xe hay u nang sẽ được bác sĩ thực hiện chích rạch dẫn lưu mủ kết hợp dùng thuốc kháng viêm, giảm phù nề vàthuốc kháng sinh. Với trường hợp thùy tai sưng do có khối u thì sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ u sau khi đã điều trị khỏi viêm nhiễm.
Về cơ bản, có nhiềunguyên nhân gây sưng thùy taivà căn nguyên này khác nhau ở mỗi trường hợp bệnh. Vì thế, không có một phương án điều trị chung cho mọi trường hợp sưng thùy tai. Hầu hết các trường hợp bị sưng thùy tai đều có thể tự khắc phục tại nhà nhưng nếu nó xuất phát từ vấn đề bệnh lý thì cần có sự thăm khám và can thiệp y tế từ bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bỗng nhiênbị sưng thùy taivà đã khắc phục tại nhà nhưng không hiệu quả, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài1900 56 56 56để đặt lịch khám bác sĩ Tai mũi họng củaHệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, quý khách sẽ được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị dưới sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y khoa hiện đại nên hiện tượng sưng thùy tai sẽ được khắc phục hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!