Tin tức
Bị sưng mí mắt là bệnh gì? Có cần điều trị không?
- 16/09/2021 |Vì sao bị giật mí mắt liên tục và cách điều trị như thế nào?
- 22/09/2021 |Các phương pháp điều trị co thắt cơ mí mắt hiệu quả nhất
- 13/08/2021 |Bạn có biết: Khi nào cần lấy mỡ thừa ở mí mắt trên?
1. Sưng mí mắt là bệnh gì?
Sưng mí mắt là tình trạng mí mắt trên, dưới hoặc cả hai bị sưng phù. Cùng với sưng mí, bạn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như: cộm, ngứa, đau, rát, thậm chí không thể mở mắt ra được.
Sưng mí mắt là hiện tượng thường gặp
Phần lớn các trường hợp mí mắt bị sưng không gây nguy hiểm. Song đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mắt, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
2. Nguyên nhân sưng mí mắt
Mí mắt bị sưng có thể là do những nguyên nhân thông thường song cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý.
Nguyên nhân thông thường
- Do dị ứng: Thủ phạm dẫn đến hiện tượng này ở ngay xung quanh chúng ta, đó có thể là mỹ phẩm, bụi, lông vật nuôi hoặc phấn hoa. Bên cạnh sưng mí, mắt bị dị ứng còn có thêm các triệu chứng như: đỏ, ngứa, có thể chảy nước mắt.
Dị ứng mỹ phẩm hoặc làm sạch không đúng cách có thể gây sưng mí mắt
- Do kiệt sức: khi cơ thể bị kiệt sức, các mô ở mắt sẽ có hiện tượng giữ nước qua đêm dẫn đến việc bị sưng vào sáng hôm sau.
- Khóc: Khi chúng ta khóc, máu sẽ tăng cường đến các mô ở xung quanh mắt. Đặc biệt, nếu khóc quá nhiều, có thể khiến các mao mạch quanh mắt bị vỡ dẫn đến tròng mắt bị đỏ, mí mắt bị sưng và đau nhức.
Nguyên nhân bệnh lý
- Mắt bị lẹo: đây là bệnh nhiễm trùng, thường xảy ra ở gốc mi hoặc tuyến dầu. Ban đầu, nó sẽ xuất hiện dưới dạng nốt đỏ, hơi sưng. Sau đó, lẹo sẽ thành dạng giống như mụn mủ, có nhân. Lẹo xuất hiện nhiều ở mí trên, có thể lây lan và hay tái phát nếu không được điều trị.
Lẹo mắt có thể lây lan và thường tái phát
- Mắt bị chắp: Chắp không phải là dạng nhiễm trùng giống như lẹo mà là sự bít tắc của một tuyến bã nhờn ở mi mắt. Chắp trông giống như nốt mụn mủ, có thể rất lớn song ít khi gây hại và cũng thường tái phát nhiều lần.
- Bệnh viêm mô tế bào hốc mắt: đây là một dạng nhiễm trùng ở sâu trong mô mí mắt. Bệnh rất dễ lây lan, không chỉ khiến cho mắt bị sưng mà còn gây đau đớn.
- Bệnh Herpes mắt: là bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập của virus Herpes vào trong và xung quanh mắt. Biểu hiện là các mụn rộp nhỏ li ti, sưng đỏ nhưng không có các tổn thương rõ ràng.
- Bệnh Grave: là một dạng rối loạn nội tiết khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức, sinh ra chất chống nhiễm trùng trong mắt. Chính những kháng thể này khiến cho mí mắt bị sưng viêm.
- Bệnh viêm bờ mi: có thể khiến cho mí mắt nhờn và có vảy quanh lông mi. Đây là bệnh mạn tính, có thể diễn biến thành một đợt nặng rồi giảm dần, khiến cho mi mắt viêm, đau và ngứa.
- Tắc tuyến lệ: là hiện tượng tuyến lệ bị tắc khiến cho nước mắt không thể chảy ra ngoài. Lúc này, mí mắt bị đau, đỏ, mắt có thể xuất hiện nhiều dử ngay cả vào ban ngày.
- Bịđau mắt đỏ: là tình trạng mắt bị nhiễm virus,vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc bị dị ứng,… Triệu chứng là mắt bị đỏ hoặc hồng, mí bị sưng, đau.
3. Phòng ngừa tình trạng sưng mí mắt
Việc phòng ngừa tình trạng sưng mí mắt có thể hiệu quả đối với những nguyên nhân thông thường. Theo đó, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
Phòng tránh các nguyên nhân có thể gây dị ứng cho mắt như: bảo vệ mắt khỏi bụi, ô nhiễm bằng cách đeo kính khi đi ngoài đường, lựa chọn đồ trang điểm, dưỡng da an toàn, nên thử sản phẩm trước khi sử dụng.
Nếu sử dụng kính áp tròng, cần đảm bảo vệ sinh đúng theo khuyến cáo.
Hạn chế đụng chạm lên mắt, không dụi mắt.
Bảo đảm cho mắt được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn các loại thực phẩm có lợi cho mắt.
Duy trì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mắt và cơ thể.
Đeo kính râm để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài trời nắng
4. Làm gì khi bị sưng mí mắt?
Không phải tất cả các trường hợp bị sưng mí mắt đều phải đến gặp bác sĩ. Đối với những nguyên nhân thông thường như: dị ứng mỹ phẩm, khóc, kiệt sức, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Nếu là do khóc hay kiệt sức thì chỉ cần nghỉ ngơi, có thể chườm lạnh để nhanh giảm sưng. Nếu là do mỹ phẩm thì cần làm sạch mắt kỹ sau khi trang điểm và ngừng sử dụng lại các loại mỹ phẩm gây dị ứng.
Với những trường hợp bị sưng đỏ, đau và kéo dài, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và các triệu chứng đi kèm, có thể cần lấy mẫu dịch ở mắt để xét nghiệm.
Nếu mắt bị chắp, lẹo, có thể dùng gạc nhúng nước ấm rồi đắp để giảm đau nhức và đợi cho nốt chắp, lẹo tự vỡ. Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc mỡ bôi trị lẹo, chắp tại nhà.
Nếu mắt dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng histamin hoặc các thuốc steroid nhằm giảm các triệu chứng khó chịu hoặc giúp giảm viêm.
Các tình trạng đau mắt đỏ hoặc Herpes mắt, trong những trường hợp nặng, có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus Herpes.
Trong trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh Grave, bạn cần làm xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị.
Dựa vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Trong trường hợp sưng mí mắt cùng với những triệu chứng như: sốt, sưng đỏ, sưng nặng và kích ứng và đau không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ.
Sưng mí mắt là hiện tượng thường gặp song cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý về mắt. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Bác sĩ khám mắt cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Đến với Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cùng hệ thống trang thiết bị tiên tiến với các dịch vụ:
Khám và tư vấn cách chăm sóc, bảo vệ mắt.
Khám và điều trị các tật khúc xạ học đường.
Khám cũng như điều trị các bệnh lý về mắt.
Thực hiện hơn 20 loại tiểu phẫu khác nhau liên quan tới mắt.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài chăm sóc khách hàng1900 56 56 56của Hệ thống y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!