Tin tức
Bị đau họng: Trường hợp nào đáng lo ngại và cách giảm nhanh triệu chứng
- 01/05/2024 | Nuốt nước bọt đau họng phải làm sao để nhanh khỏi?
- 13/08/2024 | Kẹo ngậm đau họng có tốt không? Dùng như thế nào?
- 01/08/2023 | Viên ngậm đau họng Strepsils - thành phần, công dụng và cách dùng
1. Bị đau họng là do đâu?
Đau họng là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do đường hô hấp trên bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, nấm,… gây viêm nhiễm. Tùy theo từng trường hợp và biện pháp điều trị, chăm sóc, triệu chứng bệnh được cải thiện sau 3 - 5 ngày.
Đau họng thường do viêm nhiễm đường hô hấp trên
Tuy nhiên, nếu cơ thể có hiện tượng bị đau họng kéo dài và đã thử nhiều phương pháp mà không khỏi thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để thăm khám, xác định bệnh lý và lên kế hoạch điều trị hiệu quả.
Dưới đây là những bệnh lý gây triệu chứng đau họng phổ biến mà bạn cần lưu ý là:
- Viêm họng hạt: Là tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở mức độ nhẹ nhưng diễn ra âm thầm, dai dẳng gây đau họng, mệt mỏi, sốt.
- Viêm amidan: Thường khiến người bệnh đau rát cổ họng, amidan sưng đỏ, cảm giác mắc nghẹn, xung quanh bao phủ một lớp dịch màu trắng hoặc vàng, sốt, khàn giọng,…
- Sỏi amidan: Xảy ra do sự tồn đọng thức ăn tại các nếp gấp của amidan. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau họng, hôi miệng, mắc nghẹn khi nuốt.
- Tổn thương dây thanh quản: Những trường hợp dây thanh quản bị tổn thương do nói quá nhiều hoặc viêm nhiễm do virus, vi khuẩn cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau họng.
- Cảm lạnh: Cảm lạnh có thể xảy ra với mọi đối tượng do đường hô hấp nhiễm virus, vi khuẩn gây mệt mỏi, cơ thể thiếu năng lượng, cổ họng đau rát, chảy nước mũi nhiều, sốt,… Bệnh thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tổn thương vùng cơ quan hô hấp trên khiến họng bị đau như: nhiễm lạnh vì tắm mưa, ngồi phòng điều hòa quá lâu hay nhiệt độ thấp, không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, chất độc hại, uống rượu, bia, hút thuốc lá, uống nhiều nước đá hoặc ăn thực phẩm lạnh, bị trào ngược dạ dày thực quản,…
Uống nước đá là tác nhân khiến triệu chứng đau họng nặng hơn
Bị đau họng đáng lo ngại khi nào?
Đôi khi, đau họng lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm mà bạn tuyệt đối không được chủ quan. Những trường hợp đau họng đáng lo ngại là:
- U thực quản: Có 2 dạng là lành tính và ác tính. Những trường hợp lành tính hầu như không có triệu chứng, kích thước nhỏ, khối u phát triển chậm và ít gây ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh có triệu chứng đau họng, khó nuốt, khàn tiếng thì có thể là do u thực quản ác tính, người bệnh cần can thiệp điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng.
- Ung thư vòm họng: Nếu bị đau họng kéo dài dai dẳng, đi kèm với triệu chứng khó nuốt, cảm giác mắc nghẹn, đau tức ngực, khó thở, chảy nước mũi, ù tai, sụt cân nhanh, sưng hạch cổ,… thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ác tính ung thư vòm họng.
Đau họng đôi khi là triệu chứng của u thanh quản hoặc vòm họng
2. Cách giảm đau họng tại nhà
Ngoài việc tuân thủ những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về phương pháp điều trị đau họng thì bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng sau đây.
Súc miệng hàng ngày
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng (1/2 muỗng cà phê muối với 1 cốc nước ấm) để diệt khuẩn gây viêm nhiễm. Nên súc miệng thường xuyên, khoảng 3 giờ/lần cho đến khi triệu chứng đau họng khỏi hẳn.
Uống trà gừng pha mật ong
Gừng có tính ấm thường được sử dụng để chữa cảm lạnh, sốt, ngăn ngừa virus gây bệnh đường hô hấp. Mật ong có tác dụng tăng cường hỗ trợ chức năng miễn dịch chống lại mầm bệnh. Uống trà gừng ấm pha mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm đau rát đồng thời tăng khả năng chống lại tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên hiệu quả.
Uống nước củ cải trắng
Củ cải trắng chứa thành phần Raphanin là hợp chất có tác dụng kháng viêm, nhờ đó mà những triệu chứng viêm, sưng, đau họng giảm rõ rệt nếu sử dụng thường xuyên. Củ cải trắng tươi sau khi gọt vỏ thì bạn rửa sạch và thái lát mỏng rồi bỏ vào nồi chưng cách thủy khoảng 15 phút thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước, đợi nước giảm bớt độ nóng thì uống. Nên uống mỗi ngày đến khi biểu hiện đau họng không còn.
Ngoài ra, nếu bạn bị đau họng thì chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng, ưu tiên đồ ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, tránh xa những tác nhân gây dị ứng để tránh kích thích đường hô hấp, không uống rượu, bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, tập thể dục và uống nhiều nước mỗi ngày,…
Và một điều bạn không được quên là cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ nhằm giúp tình trạng đau họng sớm được khắc phục, tránh những trường hợp bị đau họng do bệnh lý nguy hiểm gây biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Kiểm tra sức khỏe tại Hệ thống Y tế MEDLATEC khi có triệu chứng đau họng
Nếu bạn đang cần địa chỉ thăm khám và điều trị tình trạng đau họng thì hãy đến ngay những cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm của MEDLATEC sẽ trực tiếp thăm khám, chỉ định các kiểm tra cần thiết, cùng sự trợ giúp của hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả, giúp bạn cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm với bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!