Tin tức
Bị bỏng độ 2 bao lâu thì khỏi, cách chăm sóc như thế nào?
- 30/08/2023 |Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng và một số lưu ý kèm theo
- 07/09/2023 |Cách chữa vết bỏng bị phồng rộp nước nhanh khỏi
- 27/12/2023 |Thuốc trị bỏng cho bé nên dùng loại nào? Xử trí ra sao khi trẻ bị bỏng?
1. Các cấp độ của bỏng
Dựa theo mức độ tổn thương, bỏng chia làm 4 cấp độ bao gồm:
- Cấp độ 1: Da bị tổn thương ở phần biểu bì là lớp ngoài cùng của da. Vùng da ở khu vực bị bỏng có biểu hiện: tấy đỏ, sưng, đau rát. Những trường hợp này, vết bỏng lành khá nhanh và ít để lại sẹo nếu có biện pháp chăm sóc tốt.
- Cấp độ 2: Những tổn thương da ở cấp độ 2 nghiêm trọng hơn, da đỏ, rát, phồng rộp, xuất hiện mụn nước, người bệnh thấy đau nhức nhiều ở vùng bị tổn thương. Những trường hợp mụn nước vỡ ra dẫn đến khả năng nhiễm trùng cao.
- Cấp độ 3: Đây là những trường hợp bỏng rất nặng, vùng da bị tổn thương rộng và sâu đến các lớp dưới da. Da có thể chuyển sang màu trắng hoặc nâu sẫm. Trường hợp này, người bệnh cần điều trị tích cực để tránh những biến chứng nguy hiểm hoặcvết thươnglan sâu đến xương, gân.
- Cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất của bỏng bởi vùng tổn thương đã xuống sâu đến tận cơ, xương. Vùng bị bỏng cứng và các mạch máu tại khu vực tổn thương gần như tắc nghẽn hoàn toàn.
Tùy từng cấp độ mà thời gian khỏi của vết bỏng sẽ khác nhau
2. Bị bỏng độ 2 bao lâu thì khỏi?
Bỏng độ 2 là một trong những trường hợp phổ biến. Nếu chẳng may tình trạng này xảy ra, vấn đề mà nhiều người quan tâm là bỏng độ 2 bao lâu thì khỏi? Thực tế thời gian lành khi bị bỏng cấp độ 2 sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
Nguyên nhân
Bị bỏng do những nguyên nhân khác nhau thì thời gian lành của vết thương cũng sẽ không giống nhau.
- Bỏng nhiệt là nguyên nhân phổ biến nhất do da tiếp xúc với lửa, nước sôi, vật dụng quá nóng hoặc quá lạnh,…
- Bỏng hóa chất thường xảy ra trong phòng thí nghiệm hoặc ở môi trường lao động có nhiều hóa chất. Thông thường, bỏng hóa chất sẽ nguy hiểm với mức độ tổn thương rộng và sâu hơn nên thời gian hồi phục có thể kéo dài.
- Bỏng điện xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với dòng điện có cường độ cao.
- Bỏng bức xạ là do da tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hoặc do quá trịxạ trịđể chữaung thư.
Sơ cứu vết thương
Các biện pháp sơ cứu vết thương sau khi bị bỏng cũng là yếu tố quyết định thời gian lành của da. Nếu sơ cứu sai cách không chỉ khiến vết thương lâu lành mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.
Thời gian khỏi của da phụ thuộc vào cách sơ cứu vết bỏng ban đầu
Chế độ chăm sóc
Da bị tổn thương cần được chăm sóc kỹ lưỡng cả bên ngoài lẫn bên trong để đảm bảo cho quá trình hồi phục. Do đó, chế độ dinh dưỡng vàchăm sóc dathích hợp sau khi bị bỏng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy vết thương nhanh lành.
Thông thường, với các vết bỏng cấp độ 2 nếu được sơ cứu đúng cách và có chế độ chăm sóc tốt thì thời gian khỏi có thể từ 1 - 3 tuần tùy vào cơ địa.
3. Sau khi bị bỏng, làm gì để vết thương nhanh lành?
Để hạn chế vết thương lan rộng và sâu cũng như thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng khả năng hồi phục của da thì sau khi bị bỏng, người bệnh cần sơ cứu và chăm sóc vết bỏng bằng cách:
Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Trước tiên, người bệnh hoặc những người xung quanh cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng càng nhanh càng tốt. Nếu để càng lâu thì mức độ tổn thương nghiêm trọng hay thậm chí là nguy hiểm tính mạng của nạn nhân.
Sơ cứu vết bỏng
Sau khi đã loại bỏ được tác nhân gây bỏng thì cần sơ cứu vết thương nhanh nhất có thể. Ngâm vết bỏng vào nước mát ở nhiệt độ từ 16 - 20 độ C để giảm đau và hạ nhiệt độ, hạn chế tình trạng tổn thương sâu. Thời gian ngâm là khoảng 15 - 20 phút. Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm lên vết bỏng hoặc ngâm trực tiếp vào nước đá vì có thể gây chết mô, hoại tử hoặc bỏng lạnh.
Trường hợp bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn máu, ngất xỉu thì ngoài việc hạ nhiệt thì cần phải cấp cứu toàn thân. Nếu bạn không biết cách sơ cứu, hãy nhanh chóng gọi nhân viên y tế để được hướng dẫn.
Vệ sinh vết bỏng thường xuyên
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải đảm bảo khu vực xung quanh vết bỏng luôn sạch sẽ. Điều này sẽ ngăn sự xâm nhập củavi khuẩn, bụi bẩn hoặc các tác nhân gây bệnh khác khiến vết thương nhiễm trùng.
Bạn có thể vệ sinh vết bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ hoặc nước muối sinh lý để đảm bảo làm sạch mà không gây tổn thương da.
Vệ sinh vết bỏng thường xuyên với nước muối sinh lý trong quá trình điều trị
Băng bó vết bỏng
Nếu vết bỏng bị tổn thương nặng và mất đi lớp da ngoài bảo vệ ngoài cũng thì bạn cần dùng băng hoặc gạc để băng vết thương nhằm hạn chế tiếp xúc nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng, giúp da nhanh lành.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hồi phục vết thương sau khi bị bỏng. Những bệnh nhân bị bỏng, nhu cầu về năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất sẽ cao hơn bình thường. Những thực phẩm mà bạn cần tăng cường bổ sung trong chế độ ăn cho người bị bỏng là: Thịt lợn nạc, rau xanh, trái cây,… Hạn chế các loại như thịt bò, thịt gà, gạo nếp, rau muống,… vì có thể kích thích phản ứng viêm, gây đau nhức và hình thành sẹo ở vùng bị bỏng.
Những biện pháp trên chỉ mang tính hỗ trợ không thể thay thế phương pháp điều trị. Vì vậy, nếu vết bỏng tổn thương sâu, gây đau nhức nhiều thì bạn cần đến cơ sở y tế để được điều trị y tế. Khi đó, điều bạn cần làm là tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhân nên điều trị tại các cơ sở y tế uy tín
Trên đây là những thông tin liên quan đến thắc mắc bỏng độ 2 bao lâu thì khỏi. Nếu bạn đang gặp rắc rối với vết bỏng hoặc cần tìm địa chỉ uy tín để kiểm tra vết thương thì hãy đến ngayChuyên khoa Da liễuthuộc các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài củaMEDLATECtheo số1900 56 56 56để được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!