Tin tức
Bệnh viêm kết mạc dị ứng và những thông tin quan trọng
- 15/08/2020 |Bác sĩ giải đáp tất cả vấn đề liên quan viêm kết mạc cấp
- 15/08/2020 |Viêm kết mạc có lây không và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
- 15/08/2020 |Mách nhỏ cách trị viêm kết mạc tại nhà đơn giản, hiệu quả
- 15/08/2020 |Viêm kết mạc mi mắt do dị ứng có nguyên nhân do đâu?
- 15/08/2020 |Bác sĩ giải đáp: viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?
1. Tác nhân gây ra viêm kết mạc dị ứng
Tác nhân gây nên căn bệnh này cũng tương tự như các bệnh dị ứng thường gặp khác, cụ thể là:
Bụi bẩn, lông động vật, vi khuẩn,… có trong không khí là tác nhân thường gặp gây nênviêm kết mạc dị ứng. Dễ dàng nhận biết được tình trạng này nhất là sau khi dọn dẹp nhà cửa hay chăm sóc thú cưng,...
Bụi bẩn, lông thú cưng, vi khuẩn,… được xem là tác nhân gây bệnh
Phấn hoa và các bào tử nấm mốc xuất hiện dày đặc vào một số mùa trong năm gây ra tình trạng dị ứng.
Sử dụng thuốc có thành phần dị ứng với cơ thể.
Có một số trường hợp bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên sẽ xảy ra phản ứng viêm cấp tính với biểu hiện sưng và đỏ mắt diễn ra trong vài giờ thì khỏi. Song song đó, bệnh nhân bịViêm kết mạcmắt theo mùa hay quanh năm sẽ nặng hơn và xuất hiện cả viêm mũi dị ứng.
2. Dấu hiệu viêm kết mạc dị ứng
Một số triệu chứng thường gặp được phân chia dựa theo tình trạng của bệnh như:
2.1. Dấu hiệu viêm kết mạc dị ứng cấp tính
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên các biểu hiện sẽ xảy ra nhanh chóng:
Mắt đỏ kèm theo cảm giác bị cộm giống như có cát rơi vào mắt (tình trạng đỏ mắt xuất hiện 1 bên rồi mới lan sang bên còn lại).
Ghèn nổi nhiều, gỉ mắt trong hay có màu vàng.
Mí mắt biểu hiện sưng tấy, mọng vì mạch máu bị cương tụ.
Bệnh nhân viêm kết mạc dị ứng cấp tính có biểu hiện sưng mí mắt
Một số bệnh nhân bị xuất huyết dưới kết mạc hay có giả mạc. Nếu giả mạc xuất hiện sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng như không nhìn được rõ vật, đau mắt, sợ ánh sáng,…
Biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, uể oải, nổi hạch, viêm mũi họng,...
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính sẽ không gây ra biến chứng nặng nề và hồi phục nhanh chóng. Thế nhưng bệnh này dễ bị nhầm lẫn vớiviêm kết mạcdo lậu cầu. Bệnh này có mức độ tiến triển nhanh chóng, chảy mủ mắt và trào qua khe mi. Khi cơ thể có dấu hiệu này cần đi khám nhanh chóng để không xảy ra biến chứng thủng giác mạc.
2.2. Dấu hiệu viêm kết mạc dị ứng mạn tính
Ở mức độ mạn tính, bệnh dễ tái phát nhiều lần vào những giai đoạn nhất định trong năm hoặc xảy ra quanh năm với các dấu hiệu như:
Ngứa ngáy một hoặc hai bên mắt.
Đỏ kết mạc mắt kèm theo cảm giác khó chịu.
Chảy mủ hoặc chất dịch tạo nên 1 lớp màng bao lấy mắt khi bệnh nhân đang ngủ khiến họ khó mở mắt khi ngủ dậy.
Việc điều trị cho bệnh nhân mạn tính phức tạp hơn nhiều so với cấp tính và chỉ có thể điều trị triệt để khi xác định được tác nhân gây bệnh.
3. Biến chứng viêm kết mạc dị ứng gây ra là gì?
Bệnh viêm kết mạc dị ứng sẽ không ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mắt và cơ thể. Tuy nhiên, không thể ngăn ngừa hoàn toàn biến chứng nếu như bệnh nhân không điều trị sớm và dứt điểm. Các biến chứng có thể gặp phải đó là:
3.1. Loét giác mạc
Việc điều trị muộn hoặc không hiệu quả có thể khiến bệnh nhân bị loét giác mạc. Bệnh nhân sẽ xuất hiện mi đỏ cộm mắt, sưng tấy, đau mắt, chảy nước mắt và dịch mủ, mắt bị cộm khiến họ khó mở mắt. Loét giác mạc sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng bị suy giảm thị lực và một số trường hợp chỉ có thể cảm nhận được ánh sáng.
Ngoài ra, loét giác mạc có khả năng chuyển sang viêm nội nhãn, nhiễm trùng lan rộng đến phía sau nhãn cầu khiến cho việc chữa trị rất khó khăn. Lúc này, tỷ lệ bệnh nhân bị teo nhãn cầu là rất cao.
Bệnh nhânviêm kết mạc mắtcó thể bị biến chứng loét giác mạc
3.2. Giảm thị lực
Một khi nhiễm trùng lan rộng sẽ khiến bệnh nhân đau rátMắt, mắt mờ hay khô mắt, thị lực kém và việc quan sát trở nên rất khó khăn. Thế nhưng khi bệnh viêm kết mạc dị ứng được điều trị khỏi thì tình trạng thị lực kém cũng sẽ biến mất.
4. Lưu ý cho bệnh nhân viêm kết mạc dị ứng
Bệnh nhân bị viêm kết mạc cần được chăm sóc kỹ càng thì bệnh mới mau khỏi. Một số thông tin quan trọng dành cho bệnh nhân như:
Vệ sinh mắt kỹ càng bằng cách lau mắt nhẹ nhàng, lấy gỉ ghèn, dử mắt khoảng 3 lần/ngày. Lưu ý chỉ nên dùng bông mềm hoặc khăn giấy ẩm mềm (tuyệt đối không dùng khăn giấy khô để tránh làm tổn thương kết mạc) và không được tái sử dụng giấy lau rất nguy hiểm.
Tránh sử dụng khăn giấy khô lau mắt vì dễ gây tổn thương kết mạc
Mỗi bệnh nhân phải sử dụng lọ thuốc riêng biệt để hạn chế lây lan cho những người xung quanh. Nếu như viêm kết mạc chỉ xuất hiện 1 bên thì cũng không được dùng lọ thuốc đỏ nhỏ cho bên mắt còn lại để bảo vệ mắt. Ngoài ra, không nên dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn lau mặt, kính mắt,…
Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi nhỏ mắt. Những tác nhân gây bệnh có thể bám trên tay và rơi vào mắt khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Chính vì thế luôn vệ sinh, sát khuẩn tay trước khi nhỏ thuốc là vô cùng quan trọng.
Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh chỉ nên ở nhà và hạn chế tối đa tiếp xúc với mọi người để không làm lây lan cho những người xung quanh. Khi bắt buộc phải ra đường thì nên trang bị kính râm, kính mát để bảo đảm an toàn. Muốn điều trị bệnh nhanh chóng, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và thư giãn thật nhiều, đặc biệt là đôi mắt.
5. Phòng tránh bệnh viêm kết mạc dị ứng
Để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh, chúng ta nên hạn chế tối đa dùng chung vật dụng cá nhân của người khác, nhất là kính mắt, mền gối và khăn lau mặt. Đây là những vật dụng chứa nhiều tác nhân gây bệnh nhất.
Luôn vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi tiếp xúc với bệnh nhân. Ngoài ra, sau khi dọn dẹp hay chăm sóc thú cưng cũng cần phải rửa tay thật sạch.
Không được dùng tay dụi mắt nhiều lần.
Khi đi ra ngoài cần chuẩn bị kính râm hoặc kính mát nhằm bảo vệ mắt trước các tác nhân gây bệnh.
Chuẩn bị kính mắt khi ra ngoài để bảo vệ đôi mắt an toàn
Viêm kết mạc dị ứngkhông phải là căn bệnh nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy rèn luyện cho mình những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!