Tin tức
Bệnh viêm hô hấp trên: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- 20/06/2022 |Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và những ảnh hưởng đối với sức khỏe
- 18/05/2022 |3 bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp, phổ biến nhất
- 23/03/2022 |Bé bị viêm hô hấp trên nguyên nhân do đâu và chăm sóc thế nào?
- 01/12/2022 |Viêm đường hô hấp trên - 1 trong những bệnh lý phổ biến nhất
1. Viêm hô hấp trên là gì?
Viêm hô hấp trênlà bệnh lý viêm nhiễm ở các cơ quan thuộc hệ thống hô hấp trên (xoang, thanh quản, họng, hầu). Đây là những cơ quan có công dụng lấy khí oxy từ môi trường bên ngoài, sưởi ấm, làm ấm cơ thể và thanh lọc khí trước khi vận chuyển đến phổi. Đường hô hấp xuất phát từ cửa mũi trước nên bộ phận này đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với môi trường có điều kiện bất lợi, bao gồm nấm mốc,vi khuẩn,... chính vì vậy rất dễ bị bệnh.
Đối với viêm đường hô hấp trên, mỗi năm bệnh có thể tái phát nhiều lần, người trưởng thành có thể mắc bệnh từ 2 - 4 lần trong năm và khoảng 10 lần/ năm đối với trẻ em. Bệnh nhân có thể mắc phải những biến chứng nguy hiểm nếu không thực hiện chữa bệnh kịp thời và đúng, nhất là trẻ nhỏ có nguy cơ bị viêm phế quản, viêm phổi dẫn đến hô hấp suy yếu.
Đôi nét tổng quan về bệnh viêm đường hô hấp trên
2. Nguyên nhân gây viêm hô hấp trên
Vi khuẩn, vi rút, khí độc, bụi bẩn, nấm mốc,... là tác nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Tụ cầu, liên cầu, phế cầu khuẩn, Bordetella,... là những tác nhân phổ biến gây ra bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, hầu hết các trường hợp bị viêm đường hô hấp trên đều xuất phát từ việc nhiễm virus như virus hợp bào hô hấp, virus sởi, cúm, hoặc các loại nấm,...
Thông qua những giọt bắn hô hấp trong không khí khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc nói chuyện gần, vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác. Bên cạnh đó, nếu tiếp xúc với những bề mặt có chứa vi khuẩn hoặc virus gây bệnh rồi chạm lên miệng, mũi, mắt cũng dễ đến nhiễm bệnh.
Một vài nguyên nhân khác khiến chúng ta dễ bị bệnh hơn bởi làm tăng sự lây nhiễm hay tác động đến hệ thống miễn dịch, gồm:
Khoang mũi hay đường dẫn khí bị tổn thương.
Không thường xuyên rửa tay.
Đến khu vực công cộng đông người, tiếp xúc với nhiều người.
Nạo VA hay cắt bỏ amidan.
Hút thuốc lá.
Hệ miễn dịch suy giảm do một vài căn bệnh, dùng thuốc, phẫu thuật ghép tạng,...
Vi khuẩn, bụi, nấm mốc là những tác nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên
3. Triệu chứng của viêm hô hấp trên
3.1. Viêm đường hô hấp trên cấp tính
Viêm hô hấptrên giai đoạn cấp tính thường diễn ra khi có điều kiện thuận lợi tác động vào như uống nước đá hoặc nước quá lạnh, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, ăn kem,…
Biểu hiện thường gặp đầu tiên là sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao đi kèm triệu chứng rét run), kèm theo đó là chảy nước mũi, hắt hơi, ho. Đôi lúc những cơn ho chỉ húng hắng, những một vài thời điểm ho liên tục. Ngoài ra, một số trường hợp còn có cảm giác đau họng trong khi nuốt, ăn. Đối với trẻ nhỏ thường gặp triệu chứng chảy nước mũi.
3.2. Viêm đường hô hấp trên mạn tính
Nếu không tiến hành chữa trị kịp thời và hoàn toàn, viêm đường hô hấp trên giai đoạn cấp tính rất dễ tiến triển sang mạn tính.
Biểu hiện của viêm mạn tính đường hô hấp là họng rát, ho, cảm giác vướng khi nuốt như trong họng có vật gì nằm. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường xuyên chảy nước mũi ở 1 hoặc cả 2 bên mũi. Một số trường hợp bị VA mạn tính dai dẳng mà ngọn nguồn là do trực khuẩn mủ xanh thì dịch nhầy ở mũi sẽ có sắc xanh, còn gọi là thò lò mũi xanh. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường có triệu chứng thở bằng miệng, ngủ ngáy khi mắc bệnh.
Ngoài các biểu hiện điển hình của bệnh viêm đường hô hấp trên thì người trưởng thành còn xuất hiện tình trạngviêm xoangkèm theo dấu hiệuđau đầu.
Những dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp trên thường thấy
4. Viêm đường hô hấp trên có gây biến chứng?
Viêm hô hấp trên mặc dù là loại bệnh lành tính và dễ chữa trị hoàn toàn. Nhưng nếu có tâm lý chủ quan và tự chữa bệnh tại nhà không theo hướng dẫn của bác sĩ dẫn đến những biến chứng trầm trọng.
Hiện có 3 hình thành chính đối với bệnh viêm đường hô hấp, là viêm mũi,viêm họngvà viêm xoang. Tùy vào mức độ bị bệnh của từng bệnh nhân mà các biến chứng gặp phải nặng hay nhẹ.
Nếu bị viêm mũi, các biểu hiện ban đầu khá nhẹ, như sổ mũi, hắt hơi. Tuy nhiên sẽ tác động đến sức khỏe, giấc ngủ, tinh thần của bệnh nhân và gây suy giảm trí nhớ do sóng điện não bị xáo trộn nếu không thực hiện điều trị sớm.
Nếu bị viêm xoang, bệnh nhân ban đầu sẽ bị sốt cao, đau đầu. Khi bệnh phát triển trầm trọng hơn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: ổ mắt nhiễm trùng, giảm thị lực, tắc mạch xoang hang, viêm não,...
Nếu bị viêm họng, đây là bệnh lý không tạo thành nguy hiểm và có thể chữa trị dứt điểm dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và để bệnh trở nặng gây ra một số biến chứng trầm trọng như viêm thanh quản, áp xe họng, nhiễm trùng huyết,..
5. Điều trị viêm hô hấp trên
Các sản phẩm thuốc thường được kê đơn để chữa viêm hô hấp trên là thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng viêm nhằm phòng ngừa triệu chứng sốt cao và ngăn tai biến do sốt cao gây co giật. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc kháng histamin để giải phóng các chất trung gian hóa học - tác nhân gây viêm nhiễm.
Ngoài dùng thuốc, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng để sức đề kháng tăng cường và chờ đến giai đoạn cơ thể tự tiêu diệt virus. Cha mẹ không nên tự mua thuốc nếu trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp trên, thay vào đó nên dẫn bé đi thăm khám và dùng thuốc của bác sĩ.
Nếu nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên xuất phát từ vi khuẩn thì có thể sử dụng thuốc kháng viêm hay kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định để chữa viêm đường hô hấp trên
6. Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên
Để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa cũng như phòng tránh các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, chúng ta cần giữ không gian sống luôn thoáng mát, sạch sẽ. Bên cạnh đó cung cấp nước cho cơ thể thường xuyên, ngoài nước lọc có thể dùng sữa, nước ép, sinh tố để bổ sung khoáng chất và các vitamin, dưỡng chất cần thiết.
Hạn chế tiếp xúc gần với các bệnh nhân.
Vệ sinh thường xuyên các món đồ thông dụng như điện thoại, cốc, tay nắm cửa,...
Đeokhẩu trangnếu xuất hiện các biểu hiện của bệnh để không lây nhiễm virus cho người xung quanh.
Vào mùa dịch bệnh nên hạn chế đi đến những khu vực đông người và luôn giữ ấm cho cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ, nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió và lau người, mặc quần áo thật nhanh khi tắm xong. Những lúc trẻ ngủ thường đạp tung chăn thì nên có người lớn đắp lại cho trẻ bởi trẻ có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp do bị cảm lạnh.
Nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày, đặc biệt là những trẻ lớn, đồng thời nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng. Nên cho trẻ ăn đủ chất, cho ăn thêm trái cây để cơ thể tạo ra những kháng thể chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
Nên đeo khẩu trang khi mắc bệnh để tránh lây bệnh
Tóm lại, bệnhviêm hô hấp trênkhông phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu bạn không sớm điều trị dứt điểm thì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh lý hô hấp là chuyên khoa Hô hấpBệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bạn có thể gọi đến số1900 56 56 56của bệnh viện để đặt lịch khám bệnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!