Tin tức

Bệnh vảy nến móng tay: dấu hiệu và cách điều trị, phòng ngừa

Ngày 12/09/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Vảy nến móng tay là bệnh lý khá phổ biến, tuy không đe dọa tới sức khỏe song lại ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nhân. Chính vì thế, chúng ta nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng thường gặp và thực hiện thăm khám, điều trị bệnh ngay khi phát hiện.

1. Tìm hiểu bệnhvảy nếnmóng tay

Nhiều người cho rằngvảy nến móng taylà một dạng bệnh da liễu, trên thực tế đây là bệnh lý mạn tính do hệ miễn dịch gây nên. Ở người khỏe mạnh, trung bình 28 - 30 ngày tế bào mới sẽ được sản sinh. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân vảy nến cứ sau 3 - 4 ngày tế bào da lại được sản sinh và gây tình trạng da ửng đỏ, ngứa và dày lên đáng kể. Tình trạng này xảy ra do hoạt động quá mức của hệ miễn dịch, tế bào được thúc đẩy tăng sinh nhanh chóng.

Bệnh vảy nến móng tay khiến bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu ở móng tay

Bệnh vảy nến móng tay khiến bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu ở móng tay

Bác sĩ cho biết tình trạng vảy nến móng tay thường phát triển từ rễ móng, bệnh diễn biến với nhiều cấp độ khác nhau. Thông thường, bệnh lý này sẽ phát triển qua 4 giai đoạn, càng về giai đoạn sau các triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng.

Đặc biệt, đặc điểm của bệnhvảy nến móng taytương đối giống tình trạng nấm móng. Bệnh nhân cần đi thăm khám để được xác định chính xác bệnh lý và điều trị với phác đồ phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến móng tay

Như đã nêu trên, vảy nến ở móng tay rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, tốt nhất chúng ta nên nắm rõ triệu chứng bệnh, thăm khám sớm và có kế hoạch điều trị phù hợp. Khi mắc bệnh, màu móng, hình dạng, kích thước móng tay sẽ thay đổi.

Triệu chứng bệnh sẽ thay đổi dần và rõ rệt hơn qua mỗi giai đoạn

Triệu chứng bệnh sẽ thay đổi dần và rõ rệt hơn qua mỗi giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể phát hiện sự thay đổi màu sắc móng tay. Lúc này móng tay thường chuyển màu vàng, nâu sậm hoặc xanh. Một số người bệnh còn phát hiện đốm trắng ở dưới móng tay. Khi có các triệu chứng trên, chúng ta nên chủ động đi khám và điều sớm.
  • Giai đoạn 2: Người mắc bệnhvảy nến móng taygiai đoạn 2 sẽ thấy móng tay có dấu hiệu biến dạng, ví dụ có rãnh, đường lằn xuất hiện ở bề mặt móng. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có thể thấy móng tay có lỗ rỗ lõm.
  • Giai đoạn 3: Kể từ giai đoạn này triệu chứng bệnh dần trở nên nghiêm trọng, dưới móng tay xuất hiện vảy trắng khiến móng tay dày lên đáng kể. Thậm chí, móng tay có thể bong khỏi nền móng, gây cảm thấy đau nhức, khó chịu ở móng tay.
  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này móng tay của bệnh nhân chịu tổn thương nặng nề, thường xuyên bị chảy máu. Đồng thời, lớp sừng bên dưới da móng tay càng ngày càng dày, tạo cảm giác đau, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

3. Bệnh vảy nến móng tay có điều trị được không?

Hiện có 3 phương pháp điều trị vảy nến móng tay đã và đang được áp dụng hiện nay là: dùng thuốc bôi tại chỗ, dùng thuốc tác dụng toàn thân hoặc điều trị nội khoa. Tùy vào triệu chứng, tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

3.1. Điều trị vảy nến móng tay bằng thuốc bôi tại chỗ

Với bệnh nhânvảy nến móng taygiai đoạn 1, 2, bác sĩ thường cho điều trị bằng thuốc bôi tác dụng tại chỗ. Bệnh nhân sẽ bôi thuốc trực tiếp vào móng tay bị tổn thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số nhóm thuốc thường dùng là: calcipotriol, tazarotene hoặc corticosteroid mạnh.

Với các triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể dùng thuốc bôi tại chỗ

Với các triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể dùng thuốc bôi tại chỗ

Lưu ý, khi sử dụng thuốc corticosteroid mạnh, bệnh nhân chỉ sử dụng 1 - 2 lần/ngày và duy trì dùng trong vòng 9 tháng để thấy hiệu quả. Calcipotriol cũng đem lại hiệu quả tương đương với nhóm thuốc corticosteroid mạnh. Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng móng đổi màu, xuất hiện rỗ hoặc móng tách, bác sĩ có thể sẽ chỉ định đổi sang tazarotene hoặc một loại thuốc khác.

3.2. Điều trị vảy nến bằng thuốc có tác dụng toàn thân

Nếu điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ không đạt hiệu quả, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng toàn thân, ví dụ như: retinoids, cyclosporin hoặc methotrexate,… Nhóm thuốc kể trên sẽ tác động tới toàn bộ cơ thể. Khi sử dụng thuốc có tác dụng toàn thân, bệnh nhân cần tuân theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.

Thuốc có tác dụng toàn thân sẽ phát huy tác dụng đối với bệnh nhânvảy nến móng taysau vài tháng sử dụng, chính vì thế, người bệnh phải kiên trì dùng thuốc.

3.3. Điều trị nội khoa

Một số bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị nội khoa để xử lý dứt điểm tình trạng vảy nến ở móng tay. Phương pháp điều trị nội khoa phổ biến nhất là tiêm corticosteroid vào nền móng của bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị nội khoa và dùng thuốc bôi tại chỗ để đạt hiệu quả cao nhất.

Chúng ta không nên lạm dụng corticosteroid trong điều trị vảy nến móng tay

Chúng ta không nên lạm dụng corticosteroid trong điều trị vảy nến móng tay

Tuy nhiên, người mắc bệnhvảy nến móng taykhông nên phụ thuộc vào corticoid để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra.

Bên cạnh 3 phác đồ điều trị nêu trên, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc trị nấm như: terbinafine hoặc itraconazole để điều trị vảy nến ở móng tay và nhiều phương pháp khác theo tư vấn của bác sĩ.

4. Người mắc bệnh vảy nến nên lưu ý điều gì?

Người bịvảy nến móng taycần chăm sóc, bảo vệ móng tay cẩn thận. Khi tiếp xúc với hóa chất như: xà phòng, nước rửa bát thì bạn nên dùng găng tay. Nhờ vậy móng tay sẽ hạn chế bị tổn thương do tiếp xúc với chất hóa học.

Người bệnh cần chú ý bảo vệ móng tay, hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa

Người bệnh cần chú ý bảo vệ móng tay, hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa

Khi vệ sinh tay, người bệnh nên thao tác nhẹ nhàng, hạn chế dùng bàn chải, các đồ vật sắc nhọn chà sát lên vùng da móng. Bởi hành động này có thể gây tổn thương móng tay, tạo điều kiện để nấm,vi khuẩntấn công và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân dùng kem dưỡng ẩm cho vùng móng tay bị vảy nến. Nếu duy trì sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày, người bệnh sẽ không cảm thấy vùng da quanh móng tay bị khô, bong tróc hoặc nứt nẻ…

Đặc biệt, bệnh nhân vảy nến ở móng tay cần chú ý ăn uống khoa học, lành mạnh. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, thực phẩm giàu folate, kẽm và beta carotene cực kỳ có lợi cho người bệnh, hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnhvảy nến móng tay. Nếu phát hiện triệu chứng nghi mắc bệnh, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám và điều trị. Quý khách hàng quan tâm tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe của MEDLATEC và có nhu cầu đặt lịch khám, vui lòng liên lạc tổng đài1900 56 56 56củaMEDLATECđể được tư vấn và hỗ trợ.

Từ khoá: vảy nến

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map