Tin tức
Bệnh trĩ hỗn hợp: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- 01/02/2023 |Phẫu thuật trĩ không đau - an toàn - chi phí hợp lý tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
- 14/04/2023 |Giải đáp sức khỏe: khám bệnh trĩ là khám những gì?
- 06/05/2023 |Thịt thừa hậu môn trẻ em có phải bệnh trĩ không?
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp
1.1. Trĩ hỗn hợp là bệnh gì?
Trĩ hỗn hợplà tình trạng người bệnh mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại. Búi trĩ nội sa xuống dưới, kết dính với khối trĩ ngoại ở bên ngoài để tạo thành khối kéo dài từ ống hậu môn ra ngoài hậu môn.
Do đây là hỗn hợp gồm 2 loại trĩ nên việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn, thường phải kết hợp cả điều trị nội khoa và ngoại khoa thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh trĩ hỗn hợp được chia thành 4 cấp độ dựa trên sự phát triển của búi trĩ:
- Cấp độ 1: là trĩ ở giai đoạn khởi đầu, búi trĩ nổi lên ở trong ống hậu môn, khi đại tiện hoặc rặn thì búi trĩ cương to lên nhưng chưa lòi ra khỏi hậu môn, dễ chảy máu.
- Cấp độ 2: các búi trĩ to thành búi rõ rệt, khi đại tiện hoặc rặn búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn, khi thôi rặn tự co vào được - có chảy máu hậu môn.
- Cấp độ 3: các búi trĩ khá lớn sa ra ngoài khi gắng sức hoặc rặn không tự co vào được phải đẩy lên. Có búi trĩ phụ, có chảy máu hậu môn, có thể thiếu máu.
- Cấp độ 4: các búi trĩ lớn, ngoài các búi chính còn có búi trĩ phụ, sa thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Các búi trĩ liên kết tạo thành vòng trĩ. Có thể có chảy máu gây thiều máu mạn tính.
1.2. Nhận biếtbệnh trĩhỗn hợp
Ngườibị bệnh trĩ hỗn hợpsẽ có đồng thời cả dấu hiệu củatrĩ nộivà trĩ ngoại nên sẽ gặp nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt. Các dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ hỗn hợp gồm:
- Đại tiện ra máu
Người bệnh thường bị chảy máu màu đỏ tươi mỗi lần đi đại tiện. Giai đoạn đầu chỉ có chút máu dính trên giấy nhưng càng ngày bệnh càng nặng khiến máu chảy thành giọt hoặc thành tia trong mỗi lần đại tiện, nhiều người chảy máu quá nhiều nên bị thiếu máu với các biểu hiện: da xanh, da vàng,chóng mặtmỗi khi vận động,…
Tùy vào cấp độ bệnh mà bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp sẽ đại tiện ra máu với mức độ khác nhau
- Có dịch nhầy chảy ở hậu môn
Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh trĩ hỗn hợp ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ luôn cảm thấy vùng hậu môn bị ướt át, thậm chí còn có mùi hôi.
- Hậu môn đau rát và ngứa ngáy
Do dịch nhầy chảy ra ngoài hậu môn nên người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, vướng víu, khó chịu. Có bệnh nhân còn bịnứt kẽ hậu môn. Nếu ngườibị trĩ hỗn hợpbị táo sẽ khiến cho hậu môn bị trầy xước, nóng và đau rát khi đi đại tiện.
- Búi trĩ sa ra bên ngoài
Tùy từng mức độ mà búi trĩ có thể tự động co vào hoặc có khi phải dùng tay đẩy búi trĩ vào trong, trường hợp nặng dù có dùng tay cũng không thể đẩy búi trĩ vào phía trong hậu môn được.
2. Tính chất nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợplà sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại trong một thời điểm nên tính chất phức tạp hơn so với việc mắc trĩ đơn loại. Tùy vào mức độ bệnh mà nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ có sự khác nhau:
- Nhiễm trùng hậu môn: hậu môn của người bệnh bị sưng, nhiễm trùng và viêm nhiễm vùng niêm mạc dưới ở quanh hậu môn. Tình trạng này không được điều trị ngay sẽ dễ bị bội nhiễm, thậm chí còn hoại tử hậu môn.
- Bị đau đớn: trĩ hỗn hợp cấp độ càng nặng thì người bệnh càng bị tắc nghẽn búi trĩ gây viêm nhiễm và đau đớn ở hậu môn, nhất là mỗi lần đại tiện.
- Thiếu máu: chảy máu do bệnh trĩ lâu ngày sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu cục bộ với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt,đau đầu,...
- Sa nghẹt búi trĩ: do búi trĩ bị đẩy ra ngoài nên các tĩnh mạch ở hậu môn dễ bị chèn ép, máu bơm vào búi trĩ không lưu thông ra bên ngoài được khiến búi trĩ ngày càng sưng to, gia tăng phù nề và có các cục máu đông.
- Viêm nhiễm phụ khoa: đây là hiện tượng dễ xảy ra ở nữ giới vì âm đạo nằm gần hậu môn, nên khi bị viêm nhiễm hậu môn do bệnh trĩ không được sinh sạch sẽ rất dễ tạo môi trường cho vi nấm, vi khuẩn tấn công gây nên viêm nhiễm phụ khoa.
3. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp như thế nào?
Tùy vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp:
Bệnh nhân được điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng phương pháp cắt trĩ Longo tại MEDLATEC
3.1. Điều trị nội khoa
Người bệnh có thể sẽ được kê đơn một số loại thuốc như:
+ Thuốc tăng trương lực tĩnh mạch để tăng tính bền vững của thành mạch.
+ Thuốc giảm đau, nhuận tràng và thuốc chống viêm với trường hợp bị tắc mạch, phù nề.
+ Thuốc dùng tại chỗ: thuốc bôi dạng mỡ Proctolog, thuốc dạng viên đạn đặt hậu môn Avenoc,...
3.2. Điều trị ngoại khoa
+ Thắt búi trĩ: dùng vòng cao su để thắt chặt gốc búi trĩ, ngăn chặn lưu thông máu nuôi búi trĩ khiến cho búi trĩ teo dần và bị hoại tử. Đây là phương pháp áp dụng cho bệnh trĩ hỗn hợp đã sa ra ngoài hậu môn 6 - 8 tuần.
+ Tiêm xơ búi trĩ: dùng hóa chất đặc trị tiêm thẳng vào búi trĩ để gây xơ hóa, khiến cho búi trĩ không còn khả năng tiếp nhận máu nên sẽ tự động teo lại.
+ Đốt sóng cao tần HCPT: dùng sóng điện từ cao tần tác động làm cho mạch máu nuôi búi trĩ bị đông lại, kéo búi trĩ xuống rồi dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ.
+ Cắt trĩ bằng laser: dùng chùm tia laser với cường độ thích hợp chiếu vào búi trĩ để nó bị teo lại rồi cắt đứt.
+ Phẫu thuật cắt trĩ Longo: dùng một dụng cụ đặc biệt để kéo búi trĩ lên cao rồi cắt nguồn máu đến nuôi búi trĩ, nhờ đó mà búi trĩ teo dần và loại bỏ được búi trĩ hoàn toàn.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, điều trị bệnhtrĩ hỗn hợpcó thể liên hệ qua hotline1900 56 56 56để đặt lịch khám cùng bác sĩ củaBệnh viện Đa khoa MEDLATEC.Toàn bộ quá trình điều trị trĩ tại bệnh viện đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa giỏi, điển hình là bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thưởng - Trưởng khoa Ngoại - “bàn tay vàng” trong điều trị trĩ. Tùy theo tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh về bệnh trĩ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!