Tin tức
Bệnh sùi mào gà ở nữ: những dấu hiệu và mức độ nguy hiểm
- 17/11/2022 |Sùi mào gà kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?
- 12/08/2022 |Góc giải đáp: Sùi mào gà là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào?
- 25/07/2023 |Các loại thuốc trị sùi mào gà thường được bác sĩ chỉ định
- 26/07/2023 |Bệnh sùi mào gà ở lưỡi, những thông tin không nên bỏ qua
- 07/08/2023 |Sùi mào gà ở mắt giai đoạn đầu có chữa được không?
1. Tìm hiểu chung về bệnh sùi mào gà ở nữ
Tác nhân gâybệnh sùi mào gà(mụn cóc sinh dục) là virus HPV - Human Papillomavirus. Trên thực tế, căn bệnh xã hội này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới, trong đó virus HPV type 6, HPV type 11 là tác nhân gây bệnh.
Virus HPV type 6 và 11 gây bệnh sùi mào gà
Khi mắc bệnh, chị em sẽ thấy một sốmụn thịtmọc thành từng cụm ở cơ quan sinh dục, nếu để ý kỹ có thể thấy các nốt mụn thịt trông giống như mào gà. Bệnh sùi mào gà ở phái nữ thường khó phát hiện hơn nam giới. Nguyên nhân là do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nữ khá phức tạp với các cơ quan ở sâu bên trong như âm đạo, âm vật,...
Người mắc bệnh sùi mào gà thường cảm thấy tự ti, chất lượng đời sống tình dục suy giảm đáng kể. Về lâu về dài, nếu chị em không điều trị dứt điểm thì sức khỏe có nguy cơ bị đe dọa.
Vậy bệnh sùi mào gà thường phát triển qua mấy giai đoạn? Thông thường, người mắc sùi mào gà phải đối mặt với 5 giai đoạn bệnh, đó là: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, phát triển, giai đoạn biến chứng, cuối cùng là giai đoạn tái phát.
Trong 2 giai đoạn đầu, các triệu chứng không rõ rệt nên thường bị bỏ qua. Kể từ giai đoạn phát triển, các nốt sùi mào gà bắt đầu xuất hiện dày đặc, gây lở loét và khiến cơ quan sinh dục có mùi hôi khó chịu. Nếu để kéo dài có thể khiến chị em bị viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung.
Bệnh nhân nếu không điều trị triệt để hoặc không biết chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thì có khả năng tái phát bệnh rất cao. Lúc này, bệnh sẽ diễn biến nặng, việc điều trị sẽ phức tạp hơn.
2. Bệnh sùi mào gà ở nữ lây truyền như thế nào?
Thực tế virus HPV gây bệnh lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, ví dụ như: qua đường tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con, lây truyền bệnh khi tiếp xúc với vết thương hở hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
Virus gây bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục
Đa phần chị em mắc sùi mào gà do lây truyền qua đường tình dục không an toàn, đặc biệt khi bạn quan hệ bằng miệng/hậu môn hoặc không sử dụng biện pháp bảo vệ.
Virus HPV có thể lây truyền khi bạn chạm vào vết thương hở, dịch nhầy, mủ hoặc máu của người bệnh. Ngoài ra, thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân như: quần áo, khăn tắm cũng làm tăng rủi ro lây bệnh.
Đặc biệt, mẹ bầu mắc bệnh sùi mào gà cần theo dõi và điều trị sớm, bởi vì virus HPV dễ dàng lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.
3. Dấu hiệu cảnh báo bệnh sùi mào gà đối với nữ giới
Thông thường, nốt mụn thịt sẽ xuất hiện ở môi lớn, môi bé âm đạo người phụ nữ, ở cổ tử cung, khu vực bẹn và hậu môn. Thậm chí, mụn có có thể xuất hiện ở khu vực khoang miệng, cuống họng hoặc lưỡi của người bệnh do thói quen quan hệ tình dục bằng miệng.
Ban đầu, các nốt mụn thịt có kích thước tương đối nhỏ và mềm, sau một thời gian chúng phát triển với kích thước lớn và trông giống hình mào gà. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sùi mào gà mà chị em không thể chủ quan.
Nốt mụn thịt có thể xuất hiện ở nhiều khu vực trên cơ thể
Khi mắc bệnh, người phụ nữ thường cảm thấy đi tiểu tiện, đại tiện khó khăn, bị rát, thậm chí đi tiểu lẫn máu. Tốt nhất khi gặp tình trạng này, bạn nên tới các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời.
Nhìn chung, mụn thịt sẽ không gây cảm giác ngứa ngáy hoặc đau, đó là nguyên nhân nhiều chị em phụ nữ không phát hiện sớm và chữa trị bệnh từ những giai đoạn đầu.
4. Sự nguy hiểm của bệnh sùi mào gà ở nữ
Chắc hẳn các chị em đều băn khoăn: liệubệnh sùi mào gà ở nữcó nguy hiểm không? Thực tế, bệnh sùi mào gà có thể để lại nhiều biến chứng nặng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người phụ nữ.
Bệnhsùi mào gàcó thể chuyển biến thành ung thư
Cụ thể, nếu không được điều trị dứt điểm thì bệnh có thể chuyển biến thành ung thư, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Các số liệu thống kê cho thấy phụ nữ có mụn thịt ở cổ tử cung, âm đạo hoặc hậu môn phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, tỷ lệ lần lượt là: 10.2%, 5% và 5%. Những người mắc bệnh sùi mào gà ở miệng còn có khả năng mắc bệnh ung thư cổ họng hoặc ung thưvòm họng.…
Không dừng lại ở đó, sức khỏe sinh sản cũng bị ảnh hưởng trực tiếp, giảm cơ hội thụ thai thành công ở nữ giới. Phụ nữ đang mang thai mắc bệnh sùi mào gà thường gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong quá trình sinh nở. Nếu không may bị lây bệnh từ mẹ, sức khỏe của trẻ sẽ bị tác động tiêu cực.
Để ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra, chị em nên chủ động tới các cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị dứt điểm. Một địa chỉ y tế chị em có thể lựa chọn là chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, đơn vị đã có gần 30 năm kinh nghiệm. MEDLATEC quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn vững vàng.
MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Tại MEDLATEC có các máy móc chẩn đoán hiện đại như: máysiêu âm, máy chụp X - quang,nội soi, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Thụy Sỹ giúp hỗ trợ đảm bảo kết quả thăm khám, chẩn đoán và xét nghiệm chính xác nhất.
MEDLATEC sở hữu hệ thống cơ sở vật chất, máy móc hiện đại
Hy vọng rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về cănbệnh sùi mào gà ở nữ. Tốt nhất, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, chị em nên đi thăm khám và điều trị dứt điểm để chủ động bảo vệ sức khỏe, hạn chế nguy cơ tái phát. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tạiMEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ tổng đài1900 56 56 56để được hỗ trợ chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!